Quốc tế

Ba cơ chế giúp 9M333 không thể bị đánh lừa

Tên lửa đất đối không Strela-9M333 của hệ thống Strela-10M có 3 cơ chế tự dẫn giúp nó không thể bị đối phương gây nhiễu đánh lừa.

Nga cải tiến vũ khí bắn hạ UAV Bayraktar TB2 / Tổng thống Putin: Nga đang phát triển các biện pháp 'bắt chết' vũ khí siêu vượt âm

Tập đoàn Kalashnikov hôm 24/12 đã thông báo về vụ thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không Strela-9M333 mới nhất của tổ hợp tên lửa phòng không lục quân 9K35 Strela-10M (NATO định danh SA-13 Gopher), có khả năng tiêu diệt mọi tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu bay thấp và trực thăng.

Theo đó, các cuộc thử nghiệm trong điều kiện cận thực tế của tên lửa đã hoàn thành thành công tại bãi thử nghiệm Donguz thuộc vùng Orenburg. Ngay sau đó, tập đoàn Kalashnikov đã bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm này để cung cấp cho Quân đội Nga.

Kalashnikov nhấn mạnh, với tên lửa mới 9M333, hệ thống tên lửa phòng không thế hệ cũ Strela-10 từ thời Liên Xô sẽ vẫn còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại và là một khắc tinh thực sự đối với các mục tiêu trên không bay thấp, ví dụ như trực thăng, UAV và tên lửa hành trình.

Bình luận về vụ thử nghiệm này, chuyên gia quân sự Nga Yuri Knutov nhận xét rằng, nhờ 3 chế độ tự dẫn, tên lửa mới hoạt động tốt hơn các loại tương tự trong phân khúc này.

Theo thông báo của Tập đoàn Kalashnikov, tên lửa mới có một đầu đạn tăng cường (thành phần nổ mới công suất mạnh), dài hơn một chút so với tiêu chuẩn, nhưng có thể được sử dụng trên mọi phiên bản “Strela-10” cổ lỗ.

Ba co che giup 9M333 khong the bi danh lua
Tên lửa mới Strela-9M333 giúp hệ thống Strela-10 vẫn còn hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.

Theo nhà phát triển, đầu đạn tự dẫn Strela-9M333 có ba chế độ hoạt động: Tương phản ảnh, hồng ngoại và chống nhiễu, đây là ưu điểm quan trọng nhất khiến nó vượt trội so với các tên lửa khác thuộc lớp tương tự, cho phép nó tiêu diệt mục tiêu rất tốt vào ban đêm.

Theo chuyên gia Yuri Knutov, trong các tên lửa trước đây, đầu tự dẫn chỉ có một dải tần, sau đó có hai, giờ đã xuất hiện ba. Sở dĩ có dải tần thứ ba là để bảo vệ đầu đạn khỏi bị gây nhiễu.

Khi máy bay hoặc trực thăng bắn ra bẫy nhiệt, chúng có thể đánh lạc hướng đầu đạn đi chỗ khác. Nếu Strela-9M333 hoạt động ở nhiều băng tần, sẽ rất khó để đánh lừa được nó, vì khi đã bắt được mục tiêu, tên lửa bay sẽ tiếp tục bay hướng về phía nó, theo đúng nguyên lý "bắn và quên" của tên lửa phòng không.

Chuyên gia cũng nói rõ tại sao nguyên lý hoạt động "bắn và quên" của tên lửa lại làm tăng hiệu quả của hệ thống phòng không.

Điều này có nghĩa là nhắm mục tiêu, bắn một tên lửa và sau đó nó tự bay đến mục tiêu mà không cần điều khiển, không cần điều chỉnh đường bay. Người phóng tên lửa không cần giữ mục tiêu trong tầm nhìn và tiếp tục sử dụng một tên lửa khác để bắn vào một mục tiêu khác, trong khi tên lửa đầu tiên bay lên và phá hủy phương tiện trên không của đối phương.

 

Chuyên gia Yuri Knutov nhấn mạnh, nếu tên lửa bị đối phương gây nhiễu và làm “thất lạc mục tiêu” thì nguyên lý “bắn và quên” sẽ không còn hiệu quả, do đó, việc Strela-9M333 sử dụng tới 3 dải tần đã khiến nó không thể bị đánh lừa và mọi mục tiêu sẽ bị tiêu diệt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm