Mỹ thử vũ khí diệt bầy UAV Iran giữa thời điểm nóng
Xe tăng Nga cũng đang bắn đạn pháo Uran nghèo như Mỹ / Lựu pháo XM1299 của Mỹ tiêu diệt tổ hợp 2K12 Kub-M1 trong lần thử thứ ba
Theo Richard Joseph, kỹ sư trưởng của nhóm thiết kế thuộc Lực lượng Không quân Mỹ, những cuộc thử nghiệm đầu tiên của THOR đã cho thấy sức mạnh tuyệt vời của vũ khí này trong việc đối phó với cuộc tấn công tiềm tàng bằng máy bay không người lái (UAV) hoặc tên lửa hành trình từ Iran và lực lượng ủng hộ.
"THOR có thể dễ dàng tấn công và vô hiệu số đông UAV, làm chúng mất phương hướng hoặc rơi sau khi bị tấn công vào hệ thống điện tử. Đây cũng là vũ khí cực hiệu quả khi đối phó với cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình từ đối phương", Richard Joseph nói.
Hệ thống THOR. |
Vị kỹ sư này cho biết thêm, Chương trình THOR được phát triển bởi Phòng Nghiên cứu Không quân tại căn cứ Kirkland ở Albuquerque. Vũ khí này sử dụng các chùm vi sóng công suất cao để vô hiệu hoá những thiết bị bay không người lái.
Hệ thống được nghiên cứu nhanh chóng trong chỉ 18 tháng, với chi phí khoảng 15 triệu USD. Vì lấy nguồn điện từ máy phát đi kèm, THOR có thể được vận chuyển và sử dụng bất cứ nơi nào chỉ sau vài giờ thiết lập.
Nhiệm vụ chính của THOR là tấn công các mục tiêu tầm ngắn như UAV, tên lửa hành trình (giai đoạn cuối). Trong khi đó, để đối phó với những mục tiêu ở tầm trung và xa, Không quân Mỹ vẫn đang sử dụng một hệ thống vi sóng khác có công suất lớn hơn.
Khi chương trình THOR mới được tiết lộ, giới học giả Mỹ nghi ngại rằng, liệu THOR có đủ khả năng tấn công một loạt UAV tấn công theo kiểu bầy đàn hay không. Giải đáp nghi ngại này, quản lý dự án Amber Anderson nói rằng, THOR "hoạt động như một đèn pin, bất cứ thứ gì thuộc vùng tín hiệu của nó đều sẽ bị bắn hạ trong chớp mắt".
Việc Mỹ quyết phát triển dự án THOR bởi thực tế hiện nay, UAV và tên lửa hành trình vẫn là đối thủ khó đánh chặn nhất đối với mọi hệ thống phòng không, trước hết là bởi UAV thường bay dưới tầm quan sát của radar và rất khó bị phát hiện.
Các tổ hợp phòng không truyền thống thường được thiết kế để tiêu diệt máy bay tầm cao. Trong khi đó, tên lửa hành trình và UAV hoạt động sát mặt đất, dễ dàng ẩn mình khỏi lưới cảnh giới và do vậy, việc đánh chặn chúng rất khó khăn.
Đây chính là lý do khiên các tổ hợp phòng không Patriot Saudi Arabia đã không có bất kỳ phản ứng nào trước cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen bằng tên lửa hành trình và UAV vào nhà máy dầu hồi tháng 9/2019.
Michael Rubin, chuyên gia nghiên cứu Trung Đông thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ giải thích: "Các nhà máy dầu của Saudi Arabia giống như một cây thông Noel sáng rực giữa sa mạc vào ban đêm. Đối phương chỉ cần dùng vũ khí giá rẻ thay vì những khí tài công nghệ cao với chi phí đắt đỏ".
Nhưng điều này sẽ không tiếp tục xảy ra sau khi hệ thống THOR chính thức được trang bị. Lực lượng đang đóng quân tại Trung Đông sẽ là những đơn vị đầu tiên được của Mỹ tiếp nhận vũ khí này để đối phó với UAV và tên lửa hành trình từ Iran.
Mục đích Mỹ dùng THOR đối phó với Iran đã khá rõ ràng, tuyên bố này được đưa ra đồng thời với việc Mỹ điều siêu tàu ngầm đến vùng Vịnh.
Theo Defense News, trong hành trình đến vùng Vịnh, tàu ngầm Georgia (chứa hơn 150 quả tên lửa Tomahawk) được hộ tống bởi các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Port Royal (CG 73) và USS Philippine Sea (CG 58).
Điều đặc biệt đáng chú ý là, trong suốt 8 năm qua, đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ điều một trong những tàu ngầm chở đầy tên lửa Tomahawk đến Vịnh Ba Tư.
Một thông tin nữa cũng thu hút sự chú ý không kém là đài truyền hình Kan của Israel đưa tin vào tối thứ Hai rằng một trong những tàu ngầm của Israel đã đi ngang qua kênh đào Suez vào tuần trước và cũng tiến về vùng Vịnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo