Bao giờ tiêm kích tàng hình J-31 Trung Quốc mới có thể cất cánh từ tàu sân bay?
Sự xuất hiện mới đây của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-31 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo với màu sơn xám thay vì màu đen được cho là chỉ dấu nó đã hoàn thành quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên, qua phân tích, thì việc để những chiến đấu cơ này cất cánh từ các tàu sân bay Trung Quốc vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Kế hoạch “hạ bệ” Tổng thống Syria lộ diện: Có sự tham gia của cả Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ? / Mỹ - Taliban tranh cãi về bạo lực gia tăng tại Afghanistan
Màu xám của J-31 cho thấy chiếc máy bay chiến đấu thế hệ năm này có thể sớm phục vụ trong thành phần tác chiến với trọng tâm chính là lực lượng hải quân Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhận xét rằng, J-31 được coi là tiêm kích hạm tương lai của tàu sân bay Type 003 hiện đang được chế tạo.
Tuy nhiên có một cảnh báo rằng cho đến nay, không có bất cứ sự quan tâm đặc biệt nào của hải quân Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng tiêm kích J-31 của lực lượng tác chiến trên tàu sân bay.
Thực tế là chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào liên quan đến việc thử nghiệm thành công tiêm kích tàng hình J-31.
Thử nghiệm của J-31 chưa từng diễn ra trên các tàu sân bay có sẵn trong biên chế hải quân Trung Quốc (Liêu Ninh - CV-16 và Sơn Đông - CV-17), và thậm chí còn chưa diễn ra trên tổ hợp huấn luyện mặt đất.
Điều đó dẫn tới nhận xét rằng chiếc máy bay chiến đấu thế hệ năm dự định sẽ dành cho các hàng không mẫu hạm có sàn phẳng của hải quân Trung Quốc còn xa mới thoát khỏi giai đoạn thử nghiệm.
Theo thông tin mới nhất, những thí nghiệm đối với động cơ của máy bay chiến đấu thế hệ năm này không được phép thực hiện đầy đủ trên boong tàu sân bay.
Quãng đường cất cánh của J-31 vẫn còn quá dài để được gọi là đạt yêu cầu. Năm 2016, độ dài đường băng để J-31 cất cánh theo nguồn mở là hơn 400 mét, năm 2019 đã có tuyên bố rằng con số này giảm xuống còn khoảng 325 m.
Điều đó có nghĩa là quãng đường cất cánh của tiêm kích tàng hình J-31 vẫn còn nhiều hơn tổng chiều dài chiếc hàng không mẫu hạm của hải quân Trung Quốc.
Đó chỉ là cất cánh, còn khi hạ cánh mọi thứ thậm chí còn phức tạp hơn. Để J-31 đáp xuống được boong tàu sân bay thì đơn giản là chưa thể thử nghiệm trong tình hình hiện tại.
Về vấn đề này, có phán đoán cho rằng ở giai đoạn trước mắt, tiêm kích J-31 nếu được đưa vào lực lượng tác chiến sẽ vận hành từ các sân bay mặt đất cho đến khi vấn đề với động cơ được giải quyết.
Trong tình huống như vậy, lại phát sinh thêm vấn đề nữa đó là liệu J-31 có xung đột với một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ năm khác của Trung Quốc là chiếc J-20 hay không?
Ngoài chức năng tiêm kích hạm phục vụ trên tàu sân bay thì J-31 còn được xem là tiêm kích tàng hình "loại hai", được phép xuất khẩu cho đối tác, khác với chiếc J-20 bị cấm xuất khẩu.
Thời gian để chiếc J-31 chứng minh được tính năng kỹ chiến thuật và độ tin cậy có lẽ vẫn còn khá dài, nhất là cho tới lúc này nó vẫn đang phải bay bằng động cơ RD-93 của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo