Báo Mỹ chê "cú đấm thép" của tiêm kích Sukhoi không hiệu quả
Theo National Interest, chính việc tác chiến thiếu hiệu quả của tên lửa đối không R-77 đã khiến tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ khi đối đầu.
Trung Quốc âm thầm phát triển tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng cho tàu đổ bộ tấn công / 5 tiêm kích có năng lực không chiến tốt nhất ASEAN
Cuộc không chiến diễn ra ở tầm gần nhưng MiG-21 lại lại mang theo R-77 dòng tên lửa tầm trung. Chưa cần nói đến khả năng của chiến đấu cơ, chỉ với cách trang bị vũ khí của Không quân Ấn Độ cho thấy sự thất thế khi đối đầu với JF-17 là điều dễ nhận thấy.
Mặc dù vậy, báo Mỹ vẫn khẳng định, khả năng tác chiến kém hiệu quả của R-77 chính là nguyên nhân khiến MiG-21 bị bắn hạ và điều này cho thấy, dòng tên lửa không đối không do Nga sản xuất này thua xa AMRAAM của Mỹ ở nhiều tính năng.
R-77 có điều khiển tự dẫn tầm trung trang bị đa hệ thống dẫn đường. Tên lửa được sử dụng cho các mục tiêu: máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa đất đối không và không đối không, máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng.
Đầu đạn của tên lửa là đầu đạn nổ phá mảnh thanh đặc trưng với các thành phần hiệu ứng nổ lõm nhỏ. Các mảnh đạn dạng thanh được sắp xếp liên kết với nhau để khi nổ sẽ tạo thành một đám mây mảnh thép cắt xé mục tiêu.
Các thành phần nổ lõm cấu thành đầu đạn nhằm tiêu diệt mục tiêu cần có độ chính xác cao trong chế độ phòng thủ tên lửa của máy bay chiến đấu. Ví dụ như đánh chặn tên lửa phòng không đối phương. Khi tấn công, R-77 có thể đạt vận tốc tối đa Mach 4, tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở khoảng cách 90km và lên tới trên 150km ở phiên bản mới.
Với những khả năng của R-77 cho thấy, dòng tên lửa do Nga sản xuất sở hữu sức mạnh tương đương hoặc thậm chí nhỉnh hơn cả AMRAAM của Mỹ. Bởi theo National Interest, AMRAAM là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg. Về mặt động cơ, AMRAAM thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4.
Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AMRAAM đạt tầm phóng tối đa tới 105km. Với những thông số của 2 dòng tên lửa có thể dễ dàng nhận thấy, khả năng của chúng tương đương nhau, thậm chí R-77 còn nhỉnh hơn cả tên lửa AMRAAM.
Chính vì vậy, giải thích hợp lý nhất cho tình huống tiêm kích Ấn Độ bị bắn hạ khi mang theo R-77 chính là chính là cách triển khai tên lửa sai lầm. Trong khi cuộc không chiến diễn ra ở tầm gần thì máy bay Ấn Độ lại mang theo tên lửa tầm trung. Ngoài ra, cũng không loại trừ yếu tố trình độ phi công có liên quan trong vụ bị bắn hạ này.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trong cuộc đối đầu trên không diễn ra ngày 27/2 trên bầu trời đường phân giới LoC giữa Ấn Độ và Pakistan, tiêm kích MiG-21 mang theo tên lửa đối không R-77 đã bị chiến đấu cơ JF-17 của Pakistan bắn hạ.