Trung Quốc âm thầm phát triển tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng cho tàu đổ bộ tấn công
Vũ khí siêu thanh Nga "độc cô cầu bại" trong 5 thập kỷ tới? / Lockheed trúng thầu hợp đồng cung cấp THAAD cho Saudi Arabia
Tàu đổ bộ cỡ lớn trang bị trực thăng theo mô hình LHA và LHD của Mỹ chính là mảnh ghép còn thiếu của Hải quân Trung Quốc, bất chấp việc Bắc Kinh đã có trong tay lớp Type 071 cỡ lớn thì việc chế tạo thêm phương tiện để hoàn thiện năng lực chiến đấu là việc làm được đánh giá cấp thiết.
Nhằm tạo ra biên đội tác chiến mạnh bên cạnh tàu sân bay, Trung Quốc đã công bố dự án tham vọng chế tạo tàu đổ bộ tấn công mang máy bay cỡ lớn có tên gọi Type 075, con tàu có kích thước không thua kém chiếc LHA-6 America với chiều dài khoảng 250 m và lượng giãn nước lên tới 45.000 tấn.
Theo những hình ảnh được ghi tại Nhà máy Hỗ Đông Trung Hoa, con tàu đổ bộ Type 075 đầu tiên đang trong tình trạng hoàn thiện, dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2020 trong khi tàu thứ hai đã bắt đầu được khởi công đóng mới.
Đồ họa tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Type 075B của Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Hiện nay xu thế chung của các cường quốc hải quân là trang bị tiêm kích hạm có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng cho những con tàu loại này, trước kia Hải quân Mỹ và một số đồng minh sử dụng AV-8 Harrier nhưng tương lai sẽ thuộc về chiếc F-35B.
Đối với Hải quân Nga hay Trung Quốc, do không tiếp cận được công nghệ đặc biệt trên bằng cách mua sắm nên việc tự bắt tay nghiên cứu chế tạo trên nền tảng sẵn có là điều bắt buộc.
Thành tựu công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc những năm qua thể hiện bằng các loại chiến đấu cơ tàng hình như J-20, J-31 kết hợp cùng J-11 và JH-7 đã được kết hợp lại vào chương trình J-26.
Đồ họa tiêm kích hạm tàng hình cất hạ cánh thẳng đứng J-26 của Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Quan sát tấm ảnh đồ họa trên, có thể dễ dàng nhận ra chiếc J-26 sử dụng động cơ có khả năng xoay ống xả xuống dưới nhằm tạo lực đẩy tương tự như động cơ của chiếc F-35B, đây là điều kiện tiên quyết để máy bay hoạt động được trên tàu đổ bộ tấn công.
Trong khi đó, phần mũi và buồng lái của chiếc J-26 có nét tương đồng với loại J-31, nó còn có thêm một cặp cánh mũi tương đối lớn bố trí phía trước, đây là thiết kế gặp trên J-20.
Hiện tại chưa rõ tiến độ chương trình J-26 của Trung Quốc đã phát triển tới mức độ nào vì việc chế tạo máy bay tàng hình 1 động cơ có chức năng tương tự F-35B là việc làm vô cùng phức tạp và tốn kém, Hải quân Mỹ cũng đang phải chật vật với chương trình trên nhưng vẫn chưa khắc phục hết lỗi kỹ thuật.
Tuy nhiên theo các nhà quan sát, đây vẫn nên được xem là một động thái cần đặc biệt quan tâm theo dõi của Hải quân Trung Quốc, nếu thành công thì trong tương lai họ sẽ tạo lập được nhiều biên đội tàu chiến cực kỳ đáng gờm bên cạnh nhóm tàu sân bay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo