Quốc tế

Báo Mỹ: Zircon thiết lập lại trật tự trên biển

Theo Business Insider, thế mạnh tàu sân bay của Mỹ như thời Chiến tranh lạnh không còn khi tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon của Nga xuất hiện.

Mỹ tung đòn mới ngăn Trung Quốc nắm giữ Motor Sich / Tại sao Iraq muốn đổi tiêm kích của Mỹ lấy Su-57?

Nhận định được báo Mỹ đưa ra khi nói về tính hiệu quả của biên đội tàu sân bay Mỹ khi phải đối mặt với những nguy cơ mới, nhất là tên lửa siêu thanh Zircon của Hải quân Nga.

Theo báo Mỹ, cuối năm 2020, Hải quân Nga đã liên tiếp thực hiện thành công 3 vụ thử với tên lửa siêu thanh Zircon khi vũ khí này lần lượt tiêu diệt những mục tiêu giả định khác nhau, trong đó có cả tàu sân bay giả định.

Bao My: Zircon thiet lap lai trat tu tren bien
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Zircon.

"Các cuộc thử nghiệm thành công của Nga với Zircon cho thấy, đâu là chúa tể của những vùng biển và tàu sân bay của Mỹ sẽ sớm phải đối mặt với những nguy hiểm thực sự khi vũ khí này chính thức đi vào trang bị", báo Mỹ viết.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, vị thế thống trị của các tàu sân bay Mỹ đã được đảm bảo nhiều hơn, với các nhóm tàu sân bay đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc xung đột mà Mỹ can dự từ thập niên 1990.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi và trật tự trên biển được thiết lập lại sau khi hàng loạt chương trình vũ khí công nghệ cao của Nga và các đối thủ khác của Mỹ ra đời, trong đó có chương trình tên lửa siêu thanh Zircon.

Tờ báo Mỹ lưu ý rằng Zircon là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hàng không mẫu hạm, vì chúng có tốc độ quá nhanh khiến hệ thống phòng thủ tên lửa khó ứng phó một cách hiệu quả, đồng thời khả năng thay đổi đường bay của tên lửa khiến chúng hầu như không thể bị đánh chặn.

"Khả năng thực sự của các loại vũ khí chống hạm mới của Nga vẫn chưa được biết đến, nhưng các cuộc thử nghiệm gần đây cho thấy rằng các tàu sân bay của Hải quân Mỹ có thể sớm mất vị thế bá chủ từ trước tới nay", báo Mỹ kết luận.

 

Đây chính là lý do khiến Lầu Năm Góc đang xảy ra cuộc tranh luận về việc liệu có cần thiết tiếp tục xây dựng những con tàu sân bay mới hay không, bởi vì người Nga đã có loại vũ khí, mà các kỹ sư và công trình sư Mỹ còn lâu mới tìm thấy "thuốc đặc trị".

Không ồn ào như Nga khi thử nghiệm Zircon, hãng thông tấn Reuters tiết lộ, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn SSDS cho tàu sân bay USS Gerald R. Ford - vũ khí có thể đối phó được tên lửa siêu thanh Zircon của Nga.

Cuộc thử nghiệm được thực hiện với sự phối hợp giữa Hải quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Raytheon diễn ra ngoài khơ bờ biển California.

Vụ thử cho thấy SSDS có khả năng kết hợp 4 hệ thống chiến đấu khác bao gồm radar, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu, hệ thống phóng phóng và bản thân tên lửa, nhằm đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Loại tên lửa được sử dụng cho hệ thống SSDS là Evolved Sea Sparrow, từng xuất hiện trên các tàu tấn công đổ bộ nhưng chưa từng áp dụng trên những siêu tàu sân bay thường có kích thước lớn gấp đôi các tàu đổ bộ.

 

"SSDS đã tích hợp các cảm biến và tên lửa với hệ thống chiến đấu của tàu lớp Ford trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để chứng minh khả năng bảo vệ các thủy thủ. Sự thành công này mang tàu lớp Ford một bước nữa đến sự hoàn thiện", vị đại diện của nhà sản xuất cho biết.

Hải quân Mỹ cho rằng, khi hoàn thành thử nghiệm và đi vào trang bị, hệ thống SSDS sẽ cùng với các tên lửa đánh chặn, các hệ thống radar tối tân và các phần mềm trên tàu sân bay có thể dễ dàng diệt một loạt mối đe dọa tiềm tàng, như các tên lửa thường, tên lửa siêu thanh của đối phương đang bay tới.

Mặc dù vậy, phía Mỹ không tiết lộ về thời gian phản ứng và tốc độ bay của quả đạn đánh chặn. Vì vậy, hệ thống này hiệu quả thế nào khi phải đối đầu với đòn tấn công từ vũ khí siêu thanh cần có thêm nhiều thời gian để chứng minh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm