Quốc tế

Báo Nga: Trung Quốc vượt Nga, Mỹ trong chạy đua vũ trang hạt nhân

Phát biểu tại diễn đàn an ninh Shangri La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cho biết Bắc Kinh đã đạt được tiến bộ về cải tiến vũ khí hạt nhân.

Cạn kiệt vũ khí, Ukraine đang phụ thuộc hoàn toàn vào đồng minh / Ukraine muốn phương Tây gửi thêm 300 hệ thống rocket đa nòng để chống lại Nga

DF-41 là một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất thế giới. Ảnh: Military Today

Theo báo Nezavisimaya Gazeta, Mỹ khẳng định rằng Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược dựa trên sự răn đe tối thiểu. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đã lên đến mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân vào năm 2020. Tại thời điểm đó, Trung Quốc tuyên bố rằng lực lượng hạt nhân của họ rất nhỏ so với Mỹ và Nga, nhưng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí dựa trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác biệt.

“Các lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua”, nhà nghiên cứu Vasily Kashin nhấn mạnh. Theo ông, Trung Quốc hiện có 3 loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trong đó tên lửa DF-41 có đến ba phiên bản để phóng từ hầm ngầm, phóng di động và trên đường ray.

Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới, thậm chí vượt cả Nga, về số loại phương tiện vận chuyển tên lửa. Cường quốc này cũng đang thành lập các đơn vị tên lửa siêu vượt âm.

Trước đó, giới quan sát cho rằng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ được thiết kế để ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nước này. Nguyên nhân là do quân đội Trung Quốc có nguồn lực hạn chế và công nghệ thấp. Nhưng giờ đây, Trung Quốc đã trở thành một siêu cường trong ngành công nghiệp sản xuất vũ khí và đang thay đổi cách thức tiếp cận về răn đe hạt nhân.

 

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Moskva và Washington đã tìm cách gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) thêm 5 năm. Tuy nhiên, hai bên hiện không thể tổ chức bất kỳ đàm phán nào do bất đồng về tình hình căng thẳng ở Ukraine. Mặt khác, khả năng Trung Quốc tham gia đối thoại trên cùng Nga-Mỹ đã khép lại hoàn toàn.

Trong báo cáo thường niên được công bố ngày 13/6, SIPRI cho rằng tất cả chín quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang tăng cường hoặc nâng cấp kho vũ khí của họ. SIPRI lưu ý thêm rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân, trong đó có việc xây dựng hơn 300 hầm chứa tên lửa mới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm