Quốc tế

Cạn kiệt vũ khí, Ukraine đang phụ thuộc hoàn toàn vào đồng minh

Các nguồn tin quân sự tiết lộ Ukraine đã cạn kiệt vũ khí do Liên Xô trước đây chế tạo và đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ vũ khí từ phương Tây để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva.

Ukraine tuyên bố có thể đánh bại Nga nếu được cung cấp vũ khí này / Tổng thống Putin chỉ rõ nguyên nhân gây lạm phát toàn cầu

Một binh sĩ Ukraine thử nghiệm tên lửa chống tăng thế hệ mới. Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, từng là một phần của Liên Xô hùng mạnh, quân đội Ukraine và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã được đào tạo, sản xuất vũ khí dựa theo tiêu chuẩn của Nga, từ các vũ khí cầm tay đến nhiều loại vũ khí hạng nặng như máy bay, xe tăng, lựu pháo. Tuy nhiên, các nguồn tin Mỹ cho biết hơn 3 tháng sau xung đột nổ ra, quân đôi Ukraine đã sử dụng hết kho vũ khí này và nhiều thiết bị đã bị phá hủy trong trận chiến.

Trước đó, trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự, phương Tây rất thận trọng với việc cung cấp vũ khí cho Kiev do lo ngại điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột giữa NATO và sau đó là Nga. Các quốc gia này cũng sợ rằng bí mật công nghệ vũ khí tiên tiến sẽ rơi vào tay Nga.

Thay vào đó, các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine những thiết bị theo tiêu chuẩn của Nga để hỗ trợ quân đội Kiev đối phó với Nga. Mỹ cũng dẫn đầu nỗ lực tìm vũ khí ở các quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ để cung cấp đạn dược, các thiết bị phù hợp với nhu cầu của Ukraine.

Nhưng giờ đây, khi kho vũ khí cạn kiệt, các lực lượng của Kiev không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng và học cách sử dụng các loại vũ khí do Mỹ và các đồng minh NATO viện trợ. Điều đó có nghĩa là các binh sĩ Ukraine phải chuyển sang sử dụng các loại vũ khí được chế tạo theo các thông số kỹ thuật của phương Tây mà họ chưa từng sử dụng.

Na Uy viện trợ cho Ukraine lựu pháo tự hành M109A3 do Mỹ chế tạo. Ảnh: AFP

Gạt bỏ những lo lắng trước đây, Mỹ và các đồng minh NATO đang gửi cho Ukraine nhiều loại vũ khí hạng nặng hơn - chẳng hạn pháo phản lực và hệ thống pháo binh cơ động cao HIMARS.

 

Dưới sự bảo trợ của 40 thành viên Nhóm liên lạc với Ukraine, các quan chức quốc phòng đang phối hợp hỗ trợ để các lực lượng của Kiev nhận được các lô đạn dược, thiết bị và vũ khí một cách liên tục, không bị gián đoạn. Nhưng giới chức Mỹ nhấn mạnh rằngmột số vũ khí hiện đại sẽ không được chuyển giao nhanh chóng cho Ukraine, vì các đồng minh muốn đảm bảo rằng quân đội Ukraine sẽ sử dụng chúng một cách an toàn. Điềunày cũng hạn chế nguy cơ kho vũ khí dự trữ bị Nga nã tên lửa phá hủy.

Mỹ đang chuyển giao vũ khí cho Ukraine theo từng giai đoạn. Hôm 1/6, Washington đã tuyên bố cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD mới cho Ukraine, bao gồm 4 hệ thống pháo HIMARS, 1.000 tên lửa chống tăng Javelin và 4 trực thăng Mi-17 tiêu chuẩn của Liên Xô. Gói viện trợ cũng bao gồm 15.000 quả lựu pháo, 15 xe bọc thép hạng nhẹ và các loại đạn dược khác.

“Chúng tôi cố gắng duy trì nguồn cung vũ khí ổn định”, một quan chức khác của Mỹ cho biết.

Ukraine đã liên tục kêu gọi Mỹ chuyển giaohệ thống pháo phản lực HIMARS cho nước này, nhưng Washington nói sẽ chỉ chuyển giao loại vũ khí này khi binh sĩ Ukraine nắm rõ cách sử dụng.

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 của Himars. Ảnh: AFP

Hôm 9/6, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, cho biết ngoài việc chuẩn bị gửi 4 hệ thống HIMARS cho Ukraine, việc đào tạo binh sĩ vận hành chúng đòi hỏi một quá trình kéo dài vài tuần có thể làm chậm quá trình chuyển giao.

 

“HIMARS là một hệ thống tầm xa rất phức tạp. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng binh sĩ Ukraine biết cách sử dụng hệ thống này hiệu quả. Nếu họ sử dụng hệ thống này đúng cách, chúng sẽ có tác dụng rất hiệu quả trên chiến trường”, ông Milley nói.

Tuy nhiên, theo một quan chức Mỹ, Washington chưa sẵn sàng gửi máy bay không người lái chiến thuật Grey Eagle (Đại bàng xám) tới Ukraine vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga, một động thái có thể có nguy cơ kéo Washington vào xung đột trực diện với Moskva.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm