Báo Trung Quốc nói gì về vũ khí phòng không “Made in Việt Nam”?
Sự xuất hiện của tổ hợp phòng không di động tầm thấp A72 do Việt Nam tự phát triển đang giành được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông Trung Quốc, nhất là về khả năng tác chiến của vũ khí “Made in Việt Nam” này.
Mỹ cân nhắc viện trợ thêm vũ khí sát thương cho Ukraine / Bất ngờ dàn vũ khí 'năm cha, bảy mẹ' Algeria mang ra tập trận
Trong phóng sự “ Tổ hợp tên lửa A72 lắp trên phương tiện cơ động” được đăng tải trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, chúng ta đã ít nhiều biết tới tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm thấp A72 do Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp cùng Viện Khoa học Công nghệ quân sự nghiên cứu phát triển. Đây có thể được coi là tổ hợp phòng không tầm thấp mới nhất giành cho Lục quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh sự chú ý trong nước, tổ hợp tên lửa A72 cải tiến cũng thu hút được sự quan tâm sâu sắc từ các trang báo mạng quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, cũng như đưa ra bình luận về khả năng chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không “Made in Việt Nam”. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo tờ Sohu, trong những năm trở lại gần đây ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã đạt những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí mới dựa trên các công nghệ có sẵn. Và mới nhất trong số đó có thể kể tới tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm thấp A72 giành cho Lục quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Cũng trong bài viết của Sohu, tờ báo này mô tả khá kỹ thiết kế và tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp phòng không A72 khi được lắp trên khung gầm xe đặc chủng bánh lốp, và so sánh nó với tổ hợp phòng không FB-6A do Trung Quốc chế tạo với tính năng nhiệm vụ tương tự. Nguồn ảnh: QPVN.
Và dĩ nhiên trong bài viết của Sohu, họ cũng bình luận rằng tổ hợp phòng không FB-6A tỏ ra ưu việt hơn so với tên lửa A72 của Việt Nam, khi tổ hợp phòng không Trung Quốc được trang bị hệ thống radar, khối quang điện tử dẫn bắn riêng biệt. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy nhiên, mục tiêu của chúng ta khi thực hiện chương trình cải tiến A72 không phải nhằm tới các mục tiêu bay công nghệ cao mà là nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng phòng không tầm thấp. Trong đó đối tượng tác chiến chủ yếu vẫn là các phương tiện bay tầm thấp như trực thăng, máy bay ném bom chiến thuật hay tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh đó chúng ta còn khắc phục nhược điểm lớn nhất của dòng tên lửa phòng không vác vai di động A72 đó là không có khả năng chiến đấu ban đêm, mà theo đó với tổ hợp phòng không mới A72 giờ đây đã có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm, tích hợp thêm thiết bị nhận thông tin từ các phương tiện khác để hỗ trợ bắn giúp tăng độ chính xác. Nguồn ảnh: QPVN.
Mặt khác ở thời điểm hiện tại tổ hợp phòng không di động tầm thấp A72 vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh, nên năng lực chiến đấu của nó vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: QPVN.
Bởi rất có thể trong thời gian tới tổ hợp phòng không này sẽ được tích hợp thêm cả các loại tên lửa đất đối không hiện đại như Igla-S (Việt Nam gọi là A87), hay mở rộng số lượng tên lửa mang theo trên mỗi tổ hợp từ bốn như hiện tại lên 8 tên lửa. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn về sức mạnh của tên lửa A72 hay 9K32 "Strela-2", nó có tầm tác chiến hiệu quả hơn 3.000m và tối đa là 4.700m với biến thể mới nhất, tên lửa có tốc độ bay lên đến 430m/s với trần bay tối đa có thể đạt là hơn 2.000m. Tổ hợp có thể phóng được liên tiếp 4 quả với giãn cách phóng là nhỏ hơn 15 giây, tăng khả năng chống tập kích đường không ồ ạt. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy nhiên, điều đáng tự hào nhất vẫn là việc nhiều thành phần của tổ hợp phòng không tầm thấp A72 đều sử dụng linh kiện chế tạo trong nước, mang lại sự chủ động cũng như giữ bí mật tính năng của vũ khí. Điều này có nghĩa rất lớn giúp chúng ta dễ dàng nâng cấp tổ hợp phòng không này trong tương lai với các loại tên lửa hiện đại hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo