Báo Trung Quốc: S-300 Syria thậm chí không chống nổi cả tiêm kích F-16
Theo tờ báo Trung Quốc, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria khó mà đối phó được với tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ sau màn thể hiện tệ hại suốt thời gian qua.
Tàu sân bay Mỹ vào Địa Trung Hải trong tình hình nóng / Leo thang căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Thêm một cuộc tấn công khác từ các máy bay chiến đấu của không quân Israel nhằm vào Thủ đô Damascus của Syria và đã san phẳng hầu như toàn bộ các mục tiêu cần bảo vệ. Điều đó đã khiến giới phân tích Trung Quốc gọi S-300PMU-2 Favorit do Nga chế tạo là hệ thống tên lửa phòng không "vô dụng" nhất ở đất nước Trung Đông này.
Cụ thể theo ấn phẩm Sina của Trung Quốc, truyền thông Nga thường xuyên tuyên bố rằng ngay cả các máy bay chiến đấu tàng hình cũng có thể bị S-300 theo dõi và đánh bại một cách dễ dàng.
Thực tế lại cho thấy S-300 đã bị tiêm kích Israel đánh bại rất nhiều lần trong hơn 1 năm rưỡi, kể từ sau thời điểm chúng được tuyên bố đã sẵn sàng trực chiến.
"Thực tế chiến trường Syria cho thấy sau nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa của Không quân Israel, lực lượng phòng không Syria vẫn tỏ ra hoàn toàn bất lực”.
“Ở giai đoạn đầu, các hệ thống phòng không S-300, S-200, SA-11 và Pantsir-S1 - vốn là một phần của lực lượng phòng không Syria, đã không đóng vai trò gì đáng kể trong cuộc không kích của Israel và thậm chí còn trở nên dễ bị tổn thương hơn".
"Máy bay chiến đấu tàng hình F-35I Adir là không cần thiết, vì ngay cả tiêm kích F-16I Sufa cũng có thể phá vỡ mạng lưới phòng không Syria và thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào bất kỳ mục tiêu nào ở quốc gia này".
"Để thay đổi tình hình, cần phải hiện đại hóa hệ thống phòng không. Tên lửa do Nga sản xuất có nhiều thiếu sót. Nên ưu tiên cho loạt hệ thống phòng không FD-2000 của Trung Quốc”.
“Syria hiện đang có kế hoạch thảo luận toàn diện về việc thay thế các tổ hợp phòng không cũ, như S-200 hay SA-6 và FD-2000 sẽ là sự lựa chọn tốt hơn so với S-300" , bài báo của ấn phẩm Sina viết.
Mặc dù bài báo trên của Sina có mang hơi hướng quảng cáo cho vũ khí do Trung Quốc sản xuất nhưng lập luận của họ cũng không phải là hoàn toàn vô lý.
Cần làm rõ rằng theo dữ liệu chính thức, S-300 của Nga không những không được sử dụng ở Syria, mà còn chưa từng được thực chiến kể từ khi ra đời cách đây gần 40 năm.
Chiến công chói lọi của chúng chỉ đơn giản là bắn hạ bia bay đã quá rõ tính năng kỹ chiến thuật, và do đó vũ khí này đặt ra nhiều câu hỏi về độ tin cậy của chúng.
Trước thực tế trên, nếu trong tình huống xảy ra giao tranh, tiêm kích F-16C/D Block 50/52 Plus của Thổ Nhĩ Kỳ cũng dùng chiến thuật như F-16I Sufa sẽ gây ra mối nguy cơ cực lớn.
Tức là nếu như F-16 Thổ Nhĩ Kỳ cũng bay thấp lợi dụng địa hình địa vật rồi phóng tên lửa hành trình không đối đất tàng hình SOM-J do họ chế tạo thì toàn bộ lực lượng phòng không Syria sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo