Bất ngờ cảnh tiêm kích của Trung Quốc tự tiếp liệu trên không cho nhau
Nhược điểm lớn nhất của các tiêm kích J-15 trong biên chế của Trung Quốc đó là quá nặng và việc được trang bị khả năng tự tiếp liệu trên không cho nhau phần nào sẽ giảm bớt được "gánh nặng" cho những tiêm kích này.
Tên lửa phòng không Buk-M2E Syria tan nát khi bị Israel không kích / Mổ xẻ vũ khí "sát thủ câm lặng" của đặc nhiệm Bộ Nội vụ Nga
Các chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc là loại tiêm kích duy nhất hiện đang được nước này sử dụng trên các tàu sân bay. Nhược điểm chính của J-15 đó là nó quá nặng, không thể cất cánh nổi từ tàu sân bay nếu mang theo đầy xăng và vũ khí. Nguồn ảnh: Navy01.
Tuy nhiên, loại chiến đấu cơ này lại được trang bị khả năng tự tiếp liệu cho nhau - thứ sẽ là cứu cánh cho các phi công tiêm kích J-15 của Trung Quốc khi hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Navy01.
Cụ thể, do không thể cất cánh được với thùng xăng đầy ự và nhiên liệu đầy cánh, một tiêm kích J-15 của Trung Quốc sẽ được cất cánh với đầy đủ vũ khí nhưng mang theo nhiên liệu tối thiểu. Trong khi chiếc còn lại sẽ mang đầy nhiên liệu và không mang vũ trang. Nguồn ảnh: Navy01.
Khi lên không, chiếc J-15 mang đầy nhiên liệu sẽ "đổ xăng" cho chiếc mang đầy vũ khí. Điều này giúp chiếc J-15 mang đầy vũ khí được mang theo "đầy bình" xăng, gia tăng tầm bay và khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: Navy01.
Mặc dù nghe qua có vẻ khá "cồng kềnh" nhưng đây được coi là cách thức đơn giản nhất để khắc phục nhược điểm quá nặng nề của các chiến đấu cơ J-15 hiện tại. Nguồn ảnh: Navy01.
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc bắt đầu thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 2009, tới năm 2013 được ra mắt chính thức. Loại chiến đấu cơ này được Trung Quốc phát triển từ Sukhoi Su-33 của Nga và từ J-11B do Trung Quốc tự thiết kế. Nguồn ảnh: Navy01.
Hiện tại, số lượng J-15 trong biên chế của Trung Quốc vào khoảng từ 30 cho tới 40 chiếc, tất cả đều được sử dụng trên tàu sân bay Liêu Ninh, một số được sử dụng trên tàu sân bay Type 001A hiện đang được thử nghiệm. Nguồn ảnh: Navy01.
Mặc dù có số lượng khá ít, tuy nhiên J-15 cũng được chia ra tới bốn phiên bản. Phiên bản đầu tiên là J-15 một ghế ngồi, phiên bản J-15B cải biên từ J-15 nhưng vẫn chỉ có một ghế, J-15S ra mắt năm 2012 có 2 ghế và J-15D có hai ghế kèm theo khả năng áp chế điện tử cực mạnh. Nguồn ảnh: Navy01.
Trung Quốc từng tự hào quảng cáo J-15 có khả năng bay với tốc độ tối đa lên tới 2900 km/h, tuy nhiên con số này khiến nhiều chuyên gia phải hoài nghi. Giới quan sát cho rằng J-15 nhanh lắm chỉ đạt tốc độ Mach 2.35 - nghĩa là nhanh bằng Su-27. Nguồn ảnh: Navy01.
Hiện tại, rất có khả năng Trung Quốc đang tăng cường sản xuất với số lượng lớn J-15 để đáp ứng đủ nhu cầu của tàu sân bay Type 001A khi nó được đưa vào hoạt động. Tuy vậy, loại máy bay này vẫn có khá nhiều nhược điểm và trong tương lai, chắc chắn Trung Quốc sẽ sớm thay thế J-15 bằng một loại tiêm kích khác. Nguồn ảnh: Navy01.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo