Quốc tế

Bất ngờ loại tiêm kích MiG-21 sắp “đọ sức” F-16 Mỹ ở Đông Âu

Đó không phải là máy bay MiG-21 cổ lỗ của những năm 1960, đó là tiêm kích đánh chặn hiện đại sở hữu radar, vũ khí không chiến tương đối mạnh, có thể “quật ngã” F-16 tối tân của Mỹ.

Ghé thăm tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới / Cận cảnh "pháo đài thép" của Pháp bị tiêu diệt ở Điện Biên Phủ

Theo Bộ tư lệnh Không quân Mỹ, các máy bay F-16C và phi hành đoàn thuộc Liên đoàn 301 (đóng ở căn cứ liên hợp Fort Worth, Texas) sẽ tham gia cuộc tập trận chung với máy bay MiG-21 của Romania trong khuôn khổ

Theo Bộ tư lệnh Không quân Mỹ, các máy bay F-16C và phi hành đoàn thuộc Liên đoàn 301 (đóng ở căn cứ liên hợp Fort Worth, Texas) sẽ tham gia cuộc tập trận chung với máy bay MiG-21 của Romania trong khuôn khổ "tập trận Giải pháp Atlantic".

Dự kiến, F-16 của Không quân Mỹ sẽ tham gia một loạt các bài tập bao gồm cả huấn luyện đánh chặn chiến thuật, cơ động chiến đấu trên không... với phi đội MiG-21 của Không quân Romania.

Dự kiến, F-16 của Không quân Mỹ sẽ tham gia một loạt các bài tập bao gồm cả huấn luyện đánh chặn chiến thuật, cơ động chiến đấu trên không... với phi đội MiG-21 của Không quân Romania.

 Có không ít ý kiến cho rằng đây là hoạt động “vô bổ” bởi so với F-16, MiG-21 đã quá lỗi thời, lạc hậu, thậm chí bị gọi là “quan tài bay” vì thiếu an toàn. Dẫu vậy, nếu nghiên cứu kỹ thì xem ra nhiều người đã nhầm vì đơn giản MiG-21 của Romania không phải là máy bay cổ lỗ. Đó là một chiếc tiêm kích sở hữu hàng loạt công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.

Có không ít ý kiến cho rằng đây là hoạt động “vô bổ” bởi so với F-16, MiG-21 đã quá lỗi thời, lạc hậu, thậm chí bị gọi là “quan tài bay” vì thiếu an toàn. Dẫu vậy, nếu nghiên cứu kỹ thì xem ra nhiều người đã nhầm vì đơn giản MiG-21 của Romania không phải là máy bay cổ lỗ. Đó là một chiếc tiêm kích sở hữu hàng loạt công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.

Theo đó, Không quân Romania từ nhiều năm trước đã thực hiện chương trình nâng cấp khoảng 100 chiếc MiG-21 21M/MF/UM lên gói MiG-21 LanceR.

Theo đó, Không quân Romania từ nhiều năm trước đã thực hiện chương trình nâng cấp khoảng 100 chiếc MiG-21 21M/MF/UM lên gói MiG-21 LanceR.

 

Chương trình nâng cấp MiG-21 LanceR phối hợp với Israel thực hiện thành 3 phiên bản chính gồm: MiG-21 LanceR A; MiG-21 LanceR B và MiG-21 LanceR C. Trong đó, bản LanceR C có thể được dùng trong cuộc tập trận sắp tới với F-16 vì nó vốn được tối ưu hóa chiếm ưu thế trên không, trong khi bản A dùng cho cường kích, bản B dùng cho huấn luyện.

Chương trình nâng cấp MiG-21 LanceR phối hợp với Israel thực hiện thành 3 phiên bản chính gồm: MiG-21 LanceR A; MiG-21 LanceR B và MiG-21 LanceR C. Trong đó, bản LanceR C có thể được dùng trong cuộc tập trận sắp tới với F-16 vì nó vốn được tối ưu hóa chiếm ưu thế trên không, trong khi bản A dùng cho cường kích, bản B dùng cho huấn luyện.

So với MiG-21 nguyên bản, MiG-21 LanceR C thay đổi rất nhiều, hầu hết bên trong chiếc máy bay gồm hệ thống điện tử, radar, vũ khí…

So với MiG-21 nguyên bản, MiG-21 LanceR C thay đổi rất nhiều, hầu hết bên trong chiếc máy bay gồm hệ thống điện tử, radar, vũ khí…

Cận cảnh buồng lái MiG-21 LanceR C hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng và màn hình HUD. Thậm chí, mũ bay của phi công còn tích hợp thêm thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay.

Cận cảnh buồng lái MiG-21 LanceR C hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng và màn hình HUD. Thậm chí, mũ bay của phi công còn tích hợp thêm thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay.

 

MiG-21 LanceR C trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực hiện đại EL/M-2032 có tầm trinh sát xa tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó.

MiG-21 LanceR C trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực hiện đại EL/M-2032 có tầm trinh sát xa tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó.

Ngoài ra, MiG-21 LanceR C trang bị hệ thống đối phó điện tử mà điển hình là khả năng phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa đối không tầm nhiệt của đối phương. Trong ảnh là chiếc LanceR C phóng mồi bẫy nhiệt.

Ngoài ra, MiG-21 LanceR C trang bị hệ thống đối phó điện tử mà điển hình là khả năng phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa đối không tầm nhiệt của đối phương. Trong ảnh là chiếc LanceR C phóng mồi bẫy nhiệt.

Về hỏa lực của MiG-21 LanceR C, tải trọng vũ khí là không thể thay đổi mà chỉ cho phép mang thêm tên lửa đối không tiên tiến hơn. Máy bay vẫn gồm 5 giá treo (4 trên cánh và 1 dưới thân) cho phép mang tối đa 4 đạn tên lửa (tùy vào loại đạn). Máy bay vẫn sử dụng một khẩu pháo cao tốc 23mm gắn trong thân.

Về hỏa lực của MiG-21 LanceR C, tải trọng vũ khí là không thể thay đổi mà chỉ cho phép mang thêm tên lửa đối không tiên tiến hơn. Máy bay vẫn gồm 5 giá treo (4 trên cánh và 1 dưới thân) cho phép mang tối đa 4 đạn tên lửa (tùy vào loại đạn). Máy bay vẫn sử dụng một khẩu pháo cao tốc 23mm gắn trong thân.

 

MiG-21 LanceR C có khả năng mang tên lửa không đối không tầm nhiệt hiện đại R-73 (tầm bắn 20km) hoặc tên lửa Python 3 do Israel chế tạo, tầm bắn 15km.

MiG-21 LanceR C có khả năng mang tên lửa không đối không tầm nhiệt hiện đại R-73 (tầm bắn 20km) hoặc tên lửa Python 3 do Israel chế tạo, tầm bắn 15km.

Về động cơ, MiG-21 LanceR C vẫn giữ động cơ tuốc bin phản lực R-25-300 cho tốc độ tối đa hơn 2.100km/h, bán kính chiến đấu khoảng 500km, trần bay hơn 17.000m, tốc độ leo cao 220m/s. Nhìn chung tính năng bay vẫn ngang bằng F-16.

Về động cơ, MiG-21 LanceR C vẫn giữ động cơ tuốc bin phản lực R-25-300 cho tốc độ tối đa hơn 2.100km/h, bán kính chiến đấu khoảng 500km, trần bay hơn 17.000m, tốc độ leo cao 220m/s. Nhìn chung tính năng bay vẫn ngang bằng F-16.

Vũ khí - khí tài
Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm