Bất ngờ lớn khi oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider có khả năng không chiến như tiêm kích
Máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21 Raider của Mỹ dự kiến sẽ bay thử vào năm 2021, nó được cho là sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với "người tiền nhiệm" B-2 Spirit.
Oanh tạc cơ PAK DA sẽ về đích trước thời hạn / Không quân Mỹ hé lộ 'hình hài' oanh tạc cơ tối mật
Oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-21 Raider được Mỹ chế tạo với vai trò thay thế cho chiếc B-2 Spirit, hiện tại tính năng kỹ chiến thuật của nó vẫn được bảo mật, nhà sản xuất chỉ cho biết rằng "đây là sản phẩm vượt trội"
B-21 Raider sẽ có tầm bay xa, khả năng tán xạ sóng radar tốt và năng lực sử dụng vũ khí tấn công tầm xa vượt trội mọi đối thủ trên thế giới như PAK DA của Nga hay H-20 của Trung Quốc.
Thậm chí mới đây một tính năng cực kỳ đặc biệt của chiếc B-21 Raider cũng mới được hé lộ, đó là ngoài vũ khí không đối đất, chiếc oanh tạc cơ tàng hình này còn mang được tên lửa không đối không để chiến đấu với tiêm kích đối phương.
Tính năng này sẽ khắc phục nhược điểm của mọi máy bay ném bom cũ đó là nếu chẳng may bị tiêm kích đối phương phát hiện thì cầm chắc bị bắn rơi, với B-21 Raider thì thậm chí mọi việc còn ngược lại.
Thực ra ý tưởng tích hợp chức năng không chiến cho máy bay ném bom tàng hình chẳng phải bây giờ mới được đưa ra mà trước đó từng có đề xuất áp dụng cho chiếc B-2 Spirit.
Ông John Stillion - chuyên gia của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ (CSBA) cho biết, máy bay ném bom tầm xa B-2 cũng có tiềm năng để trở thành một chiến đấu cơ khi mang theo vũ khí không đối không và các thiết bị cảm biến.
Đây là một ý tưởng rất thú vị, vậy liệu một chiếc máy bay ném bom tàng hình như B-2 Spirit có thể chiến thắng trong một trận không chiến trước tiêm kích đối phương?
Chắc chắn một điều vị chuyên gia của CSBA cũng như các quan chức Không quân Mỹ chẳng hề có ý định cho B-2 tham gia không chiến quần vòng cự ly ngắn (dogfight).
Với kích thước đồ sộ, thiết kế phản khí động học, phi công phải điều khiển thông qua hệ thống máy tính có tốc độ xử lý cực nhanh, nên nếu buộc phải đối mặt với tình huống dogfight thì B-2 sẽ dễ dàng bị bắn hạ bởi một chiếc tiêm kích thực sự.
Thậm chí khi chưa lọt vào tầm nhìn và đang vô hình trước radar đối phương thì B-2 vẫn sẽ bị phát hiện bởi hệ thống định vị quang học (OLS - Optical Locator System) từ khoảng cách 10 - 20 km.
Vậy chức năng nào phù hợp nhất với oanh tạc cơ B-2 Spirit và cả B-21 Raider nếu chúng được bổ sung thêm chức năng tiêm kích, đó chỉ có thể là không chiến tầm xa.
Nếu radar AN/APQ-181 đang lắp đặt trên B-2 được nâng cấp với kênh đối không thì nó sẽ cung cấp năng lực phát hiện chiến đấu cơ đối phương từ cự ly xa hơn rất nhiều khoảng cách máy bay địch nhận ra sự có mặt của nó.
Trong trường hợp này, với lợi thế thấy trước và bắn trước, B-2 hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt một chiếc tiêm kích chuyên nghiệp như Su-35S, nhất là khi nó mang theo số lượng nhiều hơn hẳn đạn tên lửa không đối không tầm xa.
Dĩ nhiên đây là kịch bản lý tưởng nhất, trong thực tế sẽ còn phát sinh nhiều tình huống phức tạp hơn, nhưng ít nhất cũng cho thấy ý tưởng biến B-2 thành tiêm kích không phải điều hoàn toàn phi lý.
Không quân Mỹ chưa áp dụng kế hoạch trên với chiếc B-2 Spirit có thể vì họ nhận thấy chưa cần thiết, nhất là khi nền tảng đã khá cao tuổi, nhưng với chiếc B-21 Raider thì mọi việc sẽ rất khác.
Viễn cảnh một máy bay ném bom tàng hình nhưng lại có chức năng không chiến tầm xa như tiêm kích chắc chắn sẽ khiến các đối thủ của Mỹ phải cảm thấy giật mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo