Quốc tế

Tình báo Mỹ - Liên Xô lập chiến dịch đánh cắp trực thăng vũ trang của nhau như thế nào?

DNVN - Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, tình báo Liên Xô và Mỹ đã thực hiện hai chiến dịch đánh cắp trực thăng vũ trang của nhau với mức độ ly kỳ rất khó tin.

Nga gây sốc với ý tưởng tích hợp pháo 30mm cho xe tăng T-90M Proryv-3 / Vì sao Nga phải giảm bớt mức độ bảo vệ của xe tăng T-80BVM?

Trực thăng vũ trang AH-1 Cobra được Mỹ sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường Việt Nam, chúng đã phát huy tác dụng rất đáng kể và gây cho Quân giải phóng miền Nam một số thiệt hại.

Liên Xô khi đó chưa có một trực thăng vũ trang đúng nghĩa với chức năng tương tự, vì vậy một kế hoạch táo bạo đã được đặt ra đó là đánh cắp nguyên chiếc máy bay lên thẳng tối tân này về nghiên cứu. Nhiệm vụ trên được giao cho lực lượng đặc nhiệm (Spetsnaz) GRU (Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô).

Trực thăng vũ trang AH-1G Cobra của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.

Trực thăng vũ trang AH-1G Cobra của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.

Tháng 5/1968, một nhóm Spetsnaz GRU gồm khoảng 10 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ nằm trong rừng sâu trên lãnh thổ Campuchia, cách biên giới Việt Nam 30 km.

Người Mỹ sử dụng căn cứ này để tung các toán thám báo vào lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, thu hồi các nhóm biệt kích, tìm kiếm phi công máy bay Mỹ bị phòng không và không quân Việt Nam bắn hạ.

Trong trang bị của căn cứ này có 2 trực thăng hạng nhẹ, 10 trực thăng vận tải và 4 trực thăng tấn công AH-1 Cobra hiện đại nhất của Mỹ tại thời điểm đó.

Theo tài liệu giải mật, một trong những mục tiêu hàng đầu đối với nhóm đặc nhiệm Spetsnaz GRU là lấy cho được 1 trong 4 chiếc trực thăng Cobra này. Chúng được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân và các tên lửa có điều khiển, Quân đội Liên Xô rất cần những thiết bị như vậy.

 

Sau 25 phút tấn công, 3 chiếc AH-1 đã bị phá hủy, nhóm Spetsnaz GRU mang được 1 chiếc Cobra về Việt Nam, 20 lính đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng, căn cứ bị tiêu diệt. Nhiều năm sau người Mỹ mới biết đến chiến dịch bí mật này của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô nhờ một gián điệp CIA cài vào trong nội bộ Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô - KGB.

Trực thăng vận tải CH-47 Chinook đang cẩu chiếc Mi-25 mà tình báo Mỹ đánh cắp được. Ảnh: National Interest.

Trực thăng vận tải CH-47 Chinook đang cẩu chiếc Mi-25 mà tình báo Mỹ đánh cắp được. Ảnh: National Interest.

Ở phía bên kia, Mỹ cũng thực hiện một phi vụ với mức độ ly kỳ không hề kém, mục tiêu là Mi-25 - phiên bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mi-24 mạnh nhất của Liên Xô vào thời điểm đó.

 

Vào năm 1987, Quân đội Libya khi rút khỏi Cộng hòa Chad đã để lại một số vũ khí trong sa mạc, trong đó có một chiếc Mi-25 còn tương đối tốt. CIA đã nhanh chóng tìm cách chiếm lấy chiếc trực thăng này trước khi Lybia biết về việc họ quên nó.

Tất cả những điều này được thực hiện bí mật sau khi đã đàm phán và chính phủ Chad cho phép. CIA sẽ đưa chiếc Mi-25 về căn cứ quân sự của họ để phân tích chi tiết thông qua chiến dịch Mount Hope III.

Người Mỹ đã huy động 2 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 được gia cố lại phần móc cẩu. Ngày 21/5/1987, lệnh tiến hành chiến dịch được đưa ra. Lập tức 1 máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy đã chở 2 chiếc CH-47 tới Đức và sau đó đến sân bay Ndjamena ở miền Nam Chad.

Quân đội Chad đã triển khai các đơn vị hướng đạo và trinh sát còn Chính phủ Pháp hỗ trợ một đội lính mặt đất và một số máy bay Mirage F1 để làm nhiệm vụ yểm trợ.

Ngày 10/6, phi hành đoàn CH-47 triển khai máy bay ra khỏi chiếc vận tải cơ Galaxy khổng lồ. Hôm sau họ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Một nhóm trinh sát bay tới Ouadi Doum trước để đảm bảo rằng ở khu vực đó an toàn cho CH-47 đến.

 

Với sự chuẩn bị kỹ, người Mỹ đã mang được chiếc Mi-25 về Ndjamena chót lọt mặc dù lực lượng Lybia chỉ cách khu vực đó 5 dặm. Chiếc Mi-25 sau đó được đưa lên máy bay vận tải C-5 Galaxy khổng lồ và bay một mạch 36 giờ về đất Mỹ.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm