Bất ngờ quốc gia duy nhất dám bắn tên lửa vào tàu chiến Mỹ
Trong lịch sử Hải quân Mỹ, lực lượng này chỉ bị tấn công.
Bất ngờ lớn khi tàu phóng lôi Turya có thể mang tên lửa chống hạm / Ông Trump tin ông Kim giữ lời hứa sau hai vụ phóng tên lửa liên tiếp
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, Hải quân Mỹ luôn là lực lượng hải quân bất khả chiến bại trên khắp thế giới và trong suốt thời kỳ kể từ khi tên lửa ra đời, Hải quân Mỹ mới chỉ bị tấn công bằng tên lửa đúng một lần vào năm 1987. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 17/5/1987 và nạn nhân là một khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry của Hải quân Mỹ, mang tên USS Stark (FFG-31). Trong khi đó hung thủ gây ra việc này lại là một tên lửa chống hạm Exocet do Pháp chế tạo được phóng đi từ một chiến đấu cơ của Không quân Iraq - trong giai đoạn đang diễn ra Chiến tranh Iran - Iraq (1980). Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo ghi chép của Hải quân Mỹ, Khinh hạm USS Stark khi đó đang thực hiện hành trình tuần tra ở ngoài khơi vùng biển Ả Rập Xê-út trong tgiai đoạn cực kỳ nhạy cảm lúc chiến tranh Iran - Iraq đang leo thang lên đỉnh điểm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vào lúc 20h cùng ngày 17/5, một chiếc máy bay chở khách loại Dassault Falcom 50 cải biên đã cất cánh từ sân bay Shaibah, Iraq và tiến thẳng vào vùng Vịnh - khu vực đang có tàu khinh hạm USS Stark thực hiện hải trình tuần tra. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hơn hai tiếng sau khi cất cánh, chiếc máy bay chở khách cải biên thành máy bay quân sự của Iraq đã phóng loạt tên lửa chống hạm Exocet vào mạn trái của khinh hạm USS Stark. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn trên khinh hạm USS Stark đã bắt được tín hiệu của chiếc máy bay lạ vào lúc 22h nhưng không được hồi đáp. Chiếc Falcon 50 đã phóng ra hai quả tên lửa Exocet ở khoảng cách 35km và 24km so với tàu USS Stark trước khi phi công bẻ lái trái và quay về đất liền. Nguồn ảnh: Warhistory.
Toàn bộ các hệ thống định vị và radar trên khinh hạm USS Stark đã thất bại trong việc phát hiện ra hai quả tên lửa Exocet. Quả tên lửa đầu tiên đâm trúng mạn trái tàu nhưng không phát nổ tuy nhiên nhiên liệu thừa từ quả tên lửa đã gây ra một vụ cháy lớn ở mạn tàu USS Stark. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ít giây sau, quả Exocet thứ hai cũng đâm vào mạn trái tàu và phát nổ, tạo ra một lỗ thủng rộng khoảng 5 mét vuông bên mạn trái tàu. Tàu USS Stark không tấn công lại chiếc Falcom 50 dù khi đó chiếc máy bay của Iraq vẫn nằm trong tầm tên lửa của nó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Lỗ thủng trên tàu USS Stark may mắn nằm bên trên mớm nước tàu nên tàu không chịu thiệt hại quá nặng. Tuy nhiên đã có 37 thuỷ thủ đoàn thiệt mạng tại chỗ sau vụ tấn công và kèm theo đó là 21 thuỷ thủ đoàn khác trên USS Stark bị thương nặng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc cho sức ép của Mỹ cũng như của quốc tế, phải tới tận năm... 2011 - nghĩa là sau khi Chiến tranh Iraq diễn ra được gần chục năm, nhà nước mới của Iraq mới chấp nhận bồi thường cho các nạn nhân là thuỷ thủ Mỹ thiệt mạng và bị thương trong vụ tấn công năm 1987 này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo đó, một quỹ trị giá 400 triệu USD đã được lập để bồi thương cho các nạn nhân trong vụ tàu USS Stark bị tấn công cũng như các nạn nhân trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh trước đây được Iraq khởi xướng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo