Quốc tế

Bí ẩn về “báo sư tử” khiến 40 lính Thổ thiệt mạng

Vì các nguyên nhân không rõ, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mua sắm các lô trực thăng Cougar không phù hợp, khiến hơn 40 binh sĩ thiệt mạng.

Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-57 với động cơ Izdeliye 30 / Thổ tự tin trỗi dậy: Thay thế tên lửa Mỹ

Báo Thổ Nhĩ Kỳ nói về thương vụ mua sắm

Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mua trực thăng Cougar một cách mờ ám là một cuộc tranh cãi suốt từ những năm 1990 đến nay. Một câu hỏi thậm chí còn lớn hơn các điều khoản mua Cougar là như thế nào, mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã để mất 40 binh sĩ trong khi vận hành chúng.

Vào ngày 4 tháng 3, một máy bay trực thăng quân sự AS-532 Cougar của Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi xuống một khu vực phủ đầy tuyết gần làng Çekmece, thuộc tỉnh Bitlis có đông người Kurd sinh sống. Một con “Báo sư tử” (Cougar) đã chết, khiến mười một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong đó có Trung tướng Osman Erbas, một tư lệnh quân đoàn.

Ngày hôm sau, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột giữa chuyến bay được cho là nguyên nhân của thảm họa. Một cuộc kiểm tra ban đầu đối với đống đổ nát cho thấy không có bằng chứng về một vụ nổ hoặc hỏa hoạn và cũng không có bất kỳ cảnh báo khí tượng nào nguy hiểm trước chuyến bay.

Theo bài viết trên Tạp chí BESA của ông Burak Bekdil - một chuyên gia của “Viện Gatestone” và “Defense News”, đồng thời là thành viên của Diễn đàn Trung Đông - khi đọc về sự kiện này, ông đã nhớ lại một cuộc họp không được ghi âm của mình với một quan chức mua sắm quốc phòng cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1993.

Anh ta phàn nàn về một quan chức phụ trách mua sắm vũ khí người Pháp “kiêu ngạo” đã nói với anh ta bằng thái độ rất thô lỗ rằng: “Tôi không ở đây để thương lượng các điều khoản của thỏa thuận của chúng tôi. Tôi ở đây để thông báo cho ông về các điều khoản trong thỏa thuận của chúng tôi. Ông có thể gọi cho thủ tướng của mình để hỏi”.

Khi chuyên gia Burak Bekdil hỏi vị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ là anh ấy có thực sự gọi cho Thủ tướng hay không, ông đã nhận được câu trả lời rằng: “Tôi đã chuyển vấn đề lên cấp trên của mình, người mà tôi chắc chắn phải trình lên thủ tướng”.

Bi an ve “bao su tu” khien 40 linh Tho thiet mang
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mua sắm AS-532 Cougar từ thập niên 90 của thế kỷ trước

Một lần nữa, một vấn đề nhạy cảm lại lạc lối trong hành lang mê cung của bộ máy quan liêu và chính trị Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyên gia Burak Bekdil chỉ ra, đặc vụ Pháp “kiêu ngạo” là một quan chức cấp cao của Tập đoàn Eurocopter, hãng sản xuất máy bay trực thăng đa năng AS-532 Cougar SAR/CSAR. Eurocopter là sự hợp tác giữa Aerospatiale của Pháp và DASA của Đức.

Năm 1996, doanh thu hợp nhất của Eurocopter là khoảng 1,76 tỷ dollars, một nửa trong số đó đến từ xuất khẩu máy bay trực thăng. Cho đến nay, công ty đã bán được 10.825 chiếc trực thăng (cả quân sự lẫn dân dụng) cho các khách hàng ở 127 quốc gia.

Nhu cầu về máy bay trực thăng đa năng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được công bố vào năm 1991. Cuộc đấu thầu quốc tế dẫn đến cuộc cạnh tranh ba bên giữa Eurocopter, Agusta của Ý và công ty Sikorsky của Mỹ.

Năm 1993, Tập đoàn Pháp đã đánh bại những đối thủ khác để giành được hợp đồng trị giá 253 triệu dollars bán 20 chiếc AS-532 Cougars cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận được ký kết chỉ hai tuần sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tansu Çiller tới Đức và Pháp.

 

Ngay sau thỏa thuận, chính quyền Paris đã công khai rõ ràng chính sách cứng rắn của mình đối với các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và các hoạt động của họ trên đất Pháp. Thời điểm của nó thật trùng hợp.

Vào ngày 20 tháng 6 năm 1995, Thủ tướng Çiller lại có chuyến thăm cấp nhà nước khác tới Paris gặp người đồng cấp Pháp Alain Juppe, để tìm kiếm sự ủng hộ của Pháp đối với hiệp định liên minh thuế quan, khi đó đang được đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu.

Bi an ve “bao su tu” khien 40 linh Tho thiet mang
Hiện trường máy bay trực thăng Cougars của Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào ngày 4 tháng 3 năm 2021

Vào ngày 21 tháng 6, tại Ankara, Çiller đã "khẩn cấp" triệu tập Ủy ban Giám sát Hoạt động Mua sắm Quốc phòng. Chính Ủy ban đó đã thông qua một hợp đồng trị giá 500 triệu dollars với Eurocopter để mua thêm 30 chiếc Cougars khác.

Năm 1996, chuyến hàng Cougars đầu tiên đã đến Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa những đồn đoán và cáo buộc về giao dịch tham nhũng, một nghị sĩ đối lập đã đệ trình câu hỏi tới Çiller: “Liệu thời gian của các hợp đồng Eurocopter và chuyến thăm của ông [tới Pháp và Đức] có phải là sự trùng hợp không? Ông hoặc bất kỳ ai khác đã kiếm được lợi nhuận hoặc lợi ích riêng từ các giao dịch đó chưa?”. Dĩ nhiên, câu trả lời sẽ là “Không”.

Đến năm sau, hầu hết công chúng Thổ Nhĩ Kỳ đã quên mất các thương vụ mua sắm Cougars với Eurocopter.

 

Những vụ tai nạn đáng tiếc

Sự thiếu quan tâm đó tiếp tục kéo dài cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1997, khi một chiếc Cougar vận chuyển các đơn vị quân sự đến khu vực hoạt động gần Zap, miền bắc Iraq đã bị trúng tên lửa Nga sản xuất do PKK bắn. Mười một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng.

Sau đó, người dân Thổ Nhĩ Kỳ mới biết rằng những con báo Cougars bay qua một trong những khu vực chiến đấu nguy hiểm nhất thế giới mà không hề có bất cứ hệ thống radar cảnh báo hay hệ thống gây nhiễu hồng ngoại và mỗi bầy nào, để bảo vệ chúng khỏi hỏa lực thù địch.

Bi an ve “bao su tu” khien 40 linh Tho thiet mang
Lễ tang các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong vụ rơi máy bay hôm 04/3/2021

Những người lính Thổ Nhĩ Kỳ đã ngã xuống đã được trở về đất nước trong những chiếc quan tài được bọc bằng lá cờ “Lưỡi liềm và Ngôi sao” và được chôn cất, trong khi các chính trị gia thực hiện các bài phát biểu theo thông lệ và thề sẽ báo thù.

Bất kể việc những chiếc Cougar bắt đầu gặp nhiều tai nạn, thế giới doanh nghiệp quân sự vẫn tiếp tục vòng quay của nó.

 

Năm 1997, chỉ một vài tháng sau khi chiếc Cougar đầu tiên bị bắn rơi, Eurocopter và Tusas Turkish Aerospace Industries (TAI) đã ký một hợp đồng đôi bên cùng có lợi. Theo đó, các cơ cấu, bộ phận chính của Cougars sẽ được sản xuất bởi TAI cho đến năm 2002.

Vào ngày 23 tháng 4 năm 2003, một chiếc Cougar khác bị rơi, lần này là trong một nhiệm vụ huấn luyện. Bốn lính biệt kích đã thiệt mạng.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 2017, một chiếc Cougar khác đã bị rơi trong một chiến dịch chống khủng bố ở tỉnh Şırnak, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Mười bốn binh sĩ hy sinh, trong đó có một thiếu tướng. Và gần đây nhất là vụ tai nạn hôm 04/3/2021 vừa qua.

Sự tắc trách, hay những nguyên nhân nào?

Tướng Thổ Nhĩ Kỳ nghỉ hưu Osman Aydoğan bình luận rằng, “Báo sư tử” là một trong những trực thăng tốt nhất trong lớp máy bay của chúng. Vấn đề không nằm ở chất lượng máy bay hay thời hạn sử dụng của chúng trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, mà là điều khác.

 

Bi an ve “bao su tu” khien 40 linh Tho thiet mang
Liệu các vụ tai nạn trực thăng AS-532 Cougar có còn tiếp diễn?

Vị tướng này nhấn mạnh rằng, vấn đề then chốt là việc sử dụng chúng cho các nhiệm vụ khác với thiết kế nhiệm vụ lý tưởng của chúng.

Theo ông, trực thăng Cougar được chế tạo để vận chuyển nhân viên và điều hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn hoặc trinh sát. Mẫu máy bay này không phải là nền tảng lý tưởng ở vùng đồi núi, độ cao lớn, thời tiết đầy thách thức và địa hình hiểm trở.

Ngoài ra, các phương tiện trinh sát của chúng cũng không có, các hệ thống bảo vệ và vũ khí của nó cũng không phù hợp với các khu vực chiến sự diễn ra các hoạt động quân sự ác liệt.

Chuyên gia Burak Bekdil cho biết, người dân Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã quên rằng làm thế nào mà Cougars được mua sắm vào đầu những năm 1990, nhưng tại sao những chiếc trặc thăng này lại được sử dụng trong các nhiệm vụ mà chúng không được thiết kế để hoạt động ở đó? Chính điều đó đã khiến cho hơn 40 binh sĩ và sĩ quan cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm