Quốc tế

Mỹ chặn F-35 Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp bất ngờ hưởng lợi?

Mỹ chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II.

UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được phát hiện ở Donbass / Chuyên gia Nga: Su-57 đã 'bịt mắt' radar Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Hoa Kỳ đã gửi thông báo chính thức tới Thổ Nhĩ Kỳ về việc loại trừ nước này khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35 mang tên “Máy bay Tấn công chung” (Joint Strike Fighter - JSF), hãng thông tấn Anadolu dẫn một nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay.

Lý do của quyết định này là vì chính quyền Ankara vẫn cương quyết mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga – hệ thống mà Mỹ và NATO cho là không tương thích với các hệ thống vũ khí khác của khối này, đồng thời vi phạm “Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt” (tiếng Anh: Countering America's Adversaries Through Sanctions Act, viết tắt là CAATSA, tức Đạo luật H.R. 3364).

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết mua 100 máy bay F-35. Ankara cũng đã đóng góp hàng trăm triệu USD vào ngân sách phát triển, đồng thời tham gia sản xuất hơn 1000 chi tiết cho loại máy bay này.

Vừa qua, ông Mustafa Varank, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục sản xuất các thành phần của máy bay, bất chấp việc Hoa Kỳ loại đất nước ông khỏi dự án này.

My chan F-35 Tho Nhi Ky, Hy Lap bat ngohuong loi?
Mỹ sẽ giao cho Hy Lạp số máy bay F-35 dự định giành cho Thổ Nhĩ Kỳ

Được biết, Mỹ đã hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu tối tân F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp đặt lệnh trừng phạt theo CAATSA, nhưng điều đó không làm Thổ Nhĩ Kỳ nao núng. Ankara không những không nhượng bộ, mà còn tiếp tục đàm phán với Nga để mua thêm một lô S-400 nữa.

Tin thông báo rõ rằng, Hoa Kỳ đã hủy bỏ bản ghi nhớ chung về sản xuất F-35 ký với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1 năm 2007, sau khi ký với bảy đối tác còn lại trong dự án JSF là Anh, Italia, Hà Lan, Australia, Đan Mạch, Canada và Na Uy.

Theo các nguồn tin bên lề, Mỹ đã quyết định bán số máy bay F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ cho chính đối thủ của họ là Hy Lạp.

Các nguồn tin cho biết, vào cuối tháng 10/2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Mike Pompeo đã bay tới Athens để thảo luận về vấn đề này. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Hy Lạp tổng cộng 20 chiếc F-35, mà 6 chiếc trong số đó dự định bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, nguồn tin còn cho biết rằng, Mỹ cũng không loại trừ kế hoạch chuyển căn cứ quân sự Incirlik của họ từ Thổ Nhĩ Kỳ sang đảo Crete.

 

Theo giới phân tích phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện tham vọng địa-chính trị, can thiệp vào nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong và ngoài khu vực như Libya, Syria, Iraq, Nagorno-Karabakh (vùng lãnh thổ ly khai khỏi Azerbaijan, được sự bảo trợ của Armenia), tạo ra mối đe dọa tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới tương lai của khu vực Trung Đông-Địa Trung Hải, gây nguy hại cho chính sách của Mỹ và châu Âu.

Ngoài ra, chính quyền Ankara đang mở rộng các định dạng hợp tác, bắt tay với kể cả các “kẻ thù” của NATO và châu Âu, dẫn tới nguy cơ “chệch hướng phương Tây”, đòi hỏi Mỹ và Liên minh châu Âu phải có một cơ chế kiềm chế hữu hiệu.

Theo giới phân tích, việc Mỹ bán số máy bay này cho Hy Lạp là một mũi tên nhắm vào nhiều đích. Thứ nhất: Đây là đòn cảnh cáo ông Erdogan rằng, Mỹ sẽ làm thật chứ không chỉ nói suông; Thứ hai là làm giảm sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ; Thứ ba là gia tăng sức mạnh cho Athens để kiềm chế Ankara.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm