Quốc tế

Bí mật quân sự: Mỹ đang âm thầm phát triển vũ khí thần chết

Việc tạo ra các loại tên lửa mới, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, quân sự hóa không gian và mong muốn tiếp tục các vụ thử hạt nhân - trong những năm gần đây, Mỹ đã cố gắng bằng mọi cách đẩy thế giới vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Sputnik bình luận.

Lính bắn tỉa Anh bắn chết kẻ đánh bom xe tải tự sát cách xa 2,5 km / Philippines sắp có tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất Biển Đông?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Washington công khai chấm dứt việc thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí. Hơn nữa, nếu nhìn vào lịch sử, Nhà Trắng thường là người vi phạm chính các thỏa thuận như vậy. Về cách người Mỹ không thực hiện các nghĩa vụ của mình - theo tài liệu của Sputnik.

Tìm thấy lý do Mỹ gần đây đã thử nghiệm cấu hình mới của tên lửa hành trình mặt đất phi hạt nhân. Đầu đạn bắn trúng mục tiêu giả định ở khoảng cách hơn 500 km. Việc này xảy ra chỉ hai tuần sau khi chấm dứt Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cấm phát triển, sản xuất tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5500 km. Khoảng thời gian ngắn như vậy giữa việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước và bắt đầu thử nghiệm vũ khí mới, xác nhận Washington đã có chuẩn bị từ trước để rút khỏi Hiệp ước INF, và phát triển vũ khí bất hợp pháp bỏ qua các thỏa thuận. Đồng thời Washington đã cáo buộc Moscowvi phạm hiệp ước, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

"Tôi có thể nói rằng chúng tôi thất vọng với những gì nhìn thấy, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét về tình hình hiện tại. Tất nhiên, các thử nghiệm về tên lửa tầm trung đặt trên mặt đất, mâu thuẫn với Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn, làm trầm trọng thêm tình hình trong lĩnh vực an ninh trên thế giới nói chung và châu Âu nói riêng. Thứ nhất, người Mỹ đã thử tên lửa này quá nhanh, quá sớm, ngay sau khi tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Do đó chúng tôi có mọi lý do để tin rằng công việc phát triển loại tên lửa này, bố trí trên mặt đất- đây là tên lửa hải quân - đã bắt đầu từ lâu trước khi Mỹ tìm kiếm lý do rút khỏi hiệp ước".

 

Ngược lại, Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố việc chuẩn bị phá vỡ hiệp ước đã diễn ra trong một thời gian dài. "Trong một thời gian ngắn như vậy, thực tế là không thể thực hiện được việc này, trừ khi chúng được chuẩn bị từ trước,Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serge Sergei Ryabkov nói với Sputnik. - Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF đã được Washington chuẩn bị trong một thời gian dài". Lầu Năm Góc nói rõ tên lửa mới thử nghiệm đã được chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng, được bố trí trên tàu chiến, tàu ngầm và máy bay. Tên lửa được phóng đi từ bệ phóng MK-41, mà trước đây Nga đã tuyên bố nghi ngờ nó không chỉ dùng trong mục đích phòng thủ tên lửa. Chưa có địa điểm triển khai tên lửa mới nào được lựa chọn, nhưng MK-41 hiện được bố trítại Romania, cách không xa biên giới nước Nga. Chúng bắt đầu được triển khai ở châu Âu từ năm 2014. Ngay cả khi đó, Moskva đã tuyên bố Mk-41 hoàn toàn thích hợp, không cầnbất kỳ thay đổi nào, đểphóng tên lửa tấn công tầm trung Tomahawk. Vũ khí hủy diệt hàng loạt Lưu ý đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ sở hữu, thử nghiệm và thậm chí sử dụng vũ khí bị cấm bởi tất cả các loại công ước, và đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để phá vỡ các điều ước quốc tế.

bi mat quan su: my dang am tham phat trien vu khi than chet hinh anh 2

Mỹ đứng đầu về bán vũ khí.

Khu trục hạm Mỹ mang tên lửa hành trình “Tomahawk” tiến vào biển Baltic Hiện trong các kho lưu trữ của Mỹ vẫn còn một lượng vũ khí hóa học khổng lồ, mặc dù thực tế người Mỹ đã cam kết phá hủy trước năm 2012. Đó là hàng chục ngàn tấn tác nhân chiến tranh hóa học khác nhau, như VX, BZ, khí mù tạt, sarin, các thành phần khác nhau của vũ khí nhị phân và tiền chất. Washington giải thích sự chậm trễ trong việc xử lý vũ khí hóa học là do lo ngại các hậu quả môi trường có thể xảy ra, cũng như chi phí cao của quá trình.

Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh chống lại đề xuất của Nga về việc mở rộng danh sách các chất cấm, bởi vì họ đang tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau với những chất này. Theo ông Alexander Shulgin, Đại diện thường trực của Nga tại OPCW, công việc tại các trung tâm chuyên ngành NATO liên quan đến nghiên cứu các hóa chất bị cấm, đang được thực hiện tích cực. Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học trong các hoạt động quân sự, kể cả sau khi tham gia Công ước về lệnh cấm. Ví dụ vào tháng 11/2004, trong chiến dịch ở thành phố Fallujah (Iraq), Mỹ và Anh đã ném bom các khu dân cư bằng bom đạn với một chất gây cháy. Lúc đầu Lầu năm góc phủ nhận, nhưng sau khi công bố những bức ảnh các nạn nhân bị bỏng nặng, trong đó có trẻ em, người Mỹ đã phải thừa nhận việc sử dụng vũ khí hóa học.

 

Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Mỹ tiếp tục công việc với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác - sinh học, mặc dù Mỹ cũng tham gia vào một công ước cấm việc này. Hơn nữa các nghiên cứu và thí nghiệm cũng được thực hiện ở vùng lân cận biên giới Nga. Đặc biệt tại “Trung tâm nghiên cứu y tế công cộng Lugar ở vùng ngoại ô thành phố Tbilisi, đã được nhiều người biết đến rộng rãi, theo Bộ Ngoại giao Nga, có một đơn vị nghiên cứu y tế của Quân đội Mỹ được đăng ký ở đó. Không ai biết chính xác những gì đang được thực hiện trong phòng thí nghiệm ở Gruzia, nhưng Moskvatin chắc chính quyền Mỹ và Gruzia đang cố gắng che giấu nội dung thực sự và trọng tâm các hoạt động của quân đội Mỹ, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Đến lượt mình, Hội đồng an ninh Nga tin rằng Mỹ đã lập ra hơn hai trăm phòng thí nghiệm quân sự sinh học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Ukraina, các nước SNG và Afghanistan, phát triển một thế hệ vũ khí sinh học mới. Đáng báo động nhất là thông tin việc tiến hành các thử nghiệm trên người sống tại đó. Không gian nguy hiểm Năm 1967, Hiệp ước không gian vũ trụ giữa Liên Xô, Mỹ và Vương quốc Anh có hiệu lực, buộc các nước tham gia không được triển khai hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác ngoài vũ trụ.

Nhưng Mỹ trong những năm gần đây đã chuẩn bị một số dự án quy mô lớn để tạo ra các tổ hợp tấn công từ quỹ đạo. Ví dụ như "Cây gậy của Chúa". Ý tưởng thế này: tàu vũ trụ được đưa lên quỹ đạo mang theo các thanh vonfram dài từ 5 đến 10 mét. Và khi bay qua một vật thể hoặc thành phố, họ thả chúng xuống Trái đất. Không thể tránh được những "đạn pháo" như vậy, không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể bắn hạ những thanh que - "đũa thần" bay với tốc độ khủng khiếp, lên tới 10 km mỗi giây. Sự hủy diệt trên Trái đất do những vũ khí như vậy sẽ rất thảm khốc và có thể so sánh về quy mô với các vụ nổ hạt nhân. Người Mỹ tích cực thực hiện việc quân sự hóa không gian vũ trụ. Vào tháng 8, Lầu Năm Góc ra mắt Bộ chỉ huy Không gian, hoạt động nhằm đẩy lùi sự xâm lược và bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trong vũ trụ. Nga ngay lập tức phản ứng, tuyên bố Washington đang tạo ra các điều kiện tiên quyết cho việc quân sự hóa không gian vũ trụ. Bộ Quốc phòng Nga trước đây cho biết Lầu năm góc đang coi không gian là chiến trường tiềm năng và từ chối các cuộc đàm phán ngăn chặn đặt vũ khí trong vũ trụ. Một hiệp ước quốc tế khác mà Hoa Kỳ có thể rút khỏi là Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện (CTBT).

Người Mỹ ở đây theo cùng một kịch bản như với Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Giới lãnh đạo chính trị của Nga không loại trừ khả năng Mỹ sẽ sớm tuyên bố ý định rút khỏi thỏa thuận. Mối lo ngại này nảy sinh liên quan đến tuyên bố của tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ, cáo buộc Nga đã tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân. Và trong trường hợp này, các chi tiết và bằng chứng cũng không được cung cấp. Nga bị cáo buộc đã không tuân thủ lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân theo nguyên tắc "công suất bằng không". Rõ ràng Mỹ một lần nữa tạo ra một cái cớ để rút khỏi hiệp ước tiếp theo, ảnh hưởng đến an ninh toàn thế giới và hệ thống kiềm chế đã được thiết lập từ trước.

Theo Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm