Bí mật về lệnh phóng tên lửa 'không thể bị chặn'
Clip: Iran thử nghiệm tên lửa đẩy 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn / Nga thử ngiệm thành công tên lửa không đối không tầm xa nhất trong lịch sử
Thông tấn Nga dẫn lời kíp chiến đấu của tổ hợp Iskander-M trong cuộc tập trận ở tỉnh Kursk cho biết, lệnh phóng tên lửa Iskander của Tổng thống được đưa ra dưới dạng mệnh lệnh bằng văn bản: "Hãy sẵn sàng 1", mà giới quân sự gọi là tin nhắn SMS.
Hệ thống Iskander-M khai hỏa. |
Kíp chiến đấu Nga cho biết thêm, tin nhắn cũng có một phần "vô hình", chứa tọa độ mục tiêu, cũng như bộ chữ số và ký hiệu. Sau khi nhận được tin nhắn SMS, tiểu đội sẽ được đưa xuống buồng lái của tổ hợp và nhập mã nhận được vào máy tính trang bị trên đó.
"Sau đó, người chỉ huy nhấn nút. Chế độ và máy tự hoạt động: quay con quay hồi chuyển tên lửa, hạ giá đỡ, mở nóc, nâng tên lửa, v.v.", nguồn tin cho biết thêm.
Việc chuẩn bị phóng tên lửa mất 8 phút: trong vòng 7 phút đầu có thể hủy bỏ lệnh. Một phút trước khi phóng, sẽ bắt đầu phản ứng hóa học trong động cơ tên lửa.
Cũng trong cuộc tập trận ở Kursk, Nga đã chứng minh khả năng đặc biệt của Iskander-M khi sở hữu khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ đối phương. Tuyên bố về khả năng đặc biệt của Iskander-M được Nga công bố qua hình ảnh về vụ phóng để chứng minh.
Sau khi quả đạn được phóng đi có quỹ đạo bay rất ổn định, nhưng khi bay vào vùng nguy hiểm có thể phải đối mặt với hệ thống đánh chặn của đối phương, tên lửa đã liên tiếp chuyển hướng cực linh hoạt để thực hiện những quỹ đạo bay không thể đoán trước.
"Chúng ta đang nói về tình trạng quá tải khổng lồ, tốc độ bay và khả năng thay đổi quỹ đạo... Tất cả những yếu tố này khiến khả năng tên lửa này bị đánh chặn bởi phòng thủ đối phương là gần như bằng không", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Trong cuộc diễn tập tại tỉnh Kursk với dòng tên lửa chiến thuật này, tốc độ quả đạn lao vào mục tiêu trên mặt đất đo được là trên Mach 6. Iskander-M còn được trang bị loạt đầu đạn khủng khiếp có thể dùng cho từng loại mục tiêu cụ thể.
Iskander-M tự đổi quỹ đạo bay khi phát hiện nguy hiểm từ mặt đất. |
Iskander có đầu đạn phá; đầu đạn xuyên thép để chống xe thiết giáp; đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu để chống xe tăng; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh; đầu đạn xung điện từ (để phá vỡ, đốt cháy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…).
Phiên bản Iskander-M quân đội Nga sử dụng còn có thể trang bị cả đầu đạn hạt nhân trong trường hợp cần phá hủy triệt để mục tiêu của đối phương.
Sự đáng sợ của Iskander-M không chỉ dừng lại ở đó mà trong giai đoạn cuối của hành trình bay, Iskander-M có khả năng đồng thời tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu thanh trên Mach 6.
Được biết, hiện nay lực lượng tên lửa Nga đã triển khai Iskander-M ở Bắc Cực, Kaliningrad, gần bán đảo Crimea - những khu vực Mỹ và phương Tây đang tăng cường các hoạt động quân sự nhằm đối phó với Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này