Quốc tế

Bị Nga cản đường, "giấc mộng bá quyền" của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khó thành

Các chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhằm quét sạch người Kurd ở Bắc Syria, mà đó còn là một nỗ lực để củng cố tầm ảnh hưởng của Ankara trong khu vực.

Syria chuyển sang dùng Buk-M2E vì Pantsir-S1 "vô dụng" / Nga phản đối khi Mỹ chuyển lựu pháo mạnh nhất thế giới tới trấn giữ mỏ dầu Syria

Thổ Nhĩ Kỳ tham vọng gì khi đưa quân vào Syria?

Ngay trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện rõ quan điểm không muốn tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đẫm máu ở Syria, dù vậy Ankara vẫn là "nhà tài trợ" chính cho nhiều nhóm khủng bố hoạt động ở Syria. Do đó, tình hình chiến sự ở Syria "nóng hay lạnh" ít nhiều chịu tác động từ các quyết định của Ankara.

Tuy nhiên, vị thế "người cầm cái" của Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng rơi vào tay Nga sau năm 2015 (Quân đội Nga chính thức tham chiến), cũng như đẩy kế hoạch thôn tính Syria của Ankara đến bờ vực phá sản.

Đến cuối năm 2017, Quân đội Syria (SAA) với sự giúp đỡ của Nga, Iran và lực lượng tình nguyện của Palestine về cơ bản đã quét sạch các nhóm khủng bố khỏi Syria, đồng thời đẩy lùi chúng vào "sào huyệt cuối cùng" ở Idlib. Đây cũng là lúc Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy họ cần phải trở thành "người chơi chính" trong ván bài ở Syria, thay vì dựa vào lực lượng ủy nhiệm.

Chính vậy, Ankara đang ra sức ngăn cản kế hoạch giải phóng Idlib của chính quyền Damascus bằng mọi giá, thậm chí kể cả việc đưa quân sang tham chiến ở Syria trên danh nghĩa "chống khủng bố".

Theo giới phân tích, mở rộng "biên giới quốc gia" từng là tham vọng của nhiều nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trước đây chứ không chỉ riêng gì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thế nhưng con đường của ông Erdogan đang đi có đôi chút khác biệt.

Nếu như những người tiền nhiệm lựa chọn để Thổ Nhĩ Kỳ hướng về phương Tây rồi từ đó mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, thì mục tiêu của Tổng thống Erdogan là biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc duy nhất, đầu tiên là ở Trung Đông, sau đó là toàn cầu.

Bị Nga cản đường, giấc mộng bá quyền của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khó thành - Ảnh 2.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa) đang muốn tìm lại hào quang của Đế quốc Ottoman thông qua cuộc chiến ở Syria. Ảnh: Şehir Medya.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Tổng thống Erdogan xác định phải tăng cường hơn nữa tầm ảnh hưởng ở những quốc gia láng giềng chủ yếu theo đạo Hồi; trong đó các chiến dịch quân sự ở Syria chỉ là bước đi đầu tiên cho tham vọng của ông.

Kết cục đáng buồn... cho giấc mộng bá quyền của Tổng thống Erdogan

Diễn biến chiến sự gần đây ở Idlib đã phơi bày toàn bộ tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến ở Syria. Đó là núp dưới khẩu hiệu "chống khủng bố" để theo đuổi kế hoạch mở rộng phạm vi địa lý sang lãnh thổ của Syria mà Đế quốc Ottoman đã từng chiếm đóng trong quá khứ, thông qua đề án địa chính trị mang tên "Mở rộng không gian chiến lược".

Lợi ích mà Ankara theo đuổi trong đề án này trùng hợp với chiến lược "Đại Trung Đông" của Mỹ nhằm "vẽ lại" bản đồ khu vực, trong đó coi Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, đóng vai trò then chốt.

Chính vì thế, ngay từ năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al Assad, cũng như liều lĩnh khiêu chiến với Nga qua sự kiện bắn hạ tiêm kích bom Su-24 (2015).

 

Bị Nga cản đường, giấc mộng bá quyền của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khó thành - Ảnh 3.

Diễn biến chiến sự gần đây ở Idlib đã phơi bày toàn bộ tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến ở Syria. Ảnh: Middle East Eye.

Với tài thao lược của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin không những làm thất bại toan tính này của ông Erdogan, mà còn kéo Ankara về phía Moscow. Nhất là sau sự kiện đảo chính quân sự bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan vào tháng 7/2016, nhiều nhận định cho rằng Mỹ đứng đằng sau kế hoạch trên.

Từ đó, Ankara dần ngả về phía Nga, cả về kinh tế lẫn chính trị-ngoại giao; càng ngạc nhiên hơn khi Ankara trở thành viên quan trọng trong định dạng Astana (thiết lập năm 2017) để thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Syria do Moscow đề xuất.

Điển hình nhất là dù bị Mỹ liên tục lên tiếng đe dọa, thậm chí mất trắng khoản đầu tư cho chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm mua bằng được hệ thống phòng không S-400 của Nga; khiến quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ/NATO ngày càng xuất hiện nhiều rạn nứt, bị chia rẽ từ bên trong.

Song, với tham vọng khôi phục Đế quốc Ottoman, trở thành cường quốc số 1 trong khu vực, Tổng thống Edogan vẫn ngấm ngầm thực hiện kế hoạch mở rộng vùng an ninh của mình ở Syria, nhất là ở điểm nóng Idlib.

 

Mặc dù, tính toán rất kỹ lưỡng, song đến nay, các chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria vẫn dẫn đến những kết quả khác nhau.

Ngay như các chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd ở Syria, dù mang lại một số hiệu quả song khó có thể thể định hình được tương lai Syria như ông Erdogan mong muốn, khi mà các lực lượng nổi dậy do Ankara ủng hộ không thể so sánh được với sự ủng hộ mà Tổng thống al Assad nhận được từ Nga và Iran.

Có một điều gần như chắc chắn rằng Moscow và Tehran sẽ không để Tổng thống Erdogan dễ dàng rút chân khỏi cuộc chơi ở Syria với hào quang chiến thắng.

Bị Nga cản đường, giấc mộng bá quyền của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khó thành - Ảnh 4.

Càng suy tính thiệt hơn Ankara càng biến thanh "quân cờ" của các nước nước lớn. Ảnh: Reuters.

Nhìn rộng ra ở khu vực Trung Đông, sự ủng hộ của Tổng thống Erdogan với lực lượng anh em Hồi giáo cũng khiến nước này mâu thuẫn với Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Các quốc gia trên đều coi phong trào Hồi giáo này là mối đe dọa đến an ninh của họ.

 

Việc Ankara bảo trợ cho các phong trào Hồi giáo cực đoan cũng biến Israel từ một "đồng minh thân cận" của Thổ Nhĩ Kỳ, quay sang bắt tay với các nước vùng Vịnh "chống" lại chính sách "bá quyền" của Tổng thống Erdogan.

Các chính sách đối ngoại lẫn đối nội gây tranh cãi của Tổng thống Erdogan không hề giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành "ngôi sao sáng" trong khu vực, mà đang khiến quốc gia này mất đi những "đồng minh" thân thiết ở Trung Đông, ngoại trừ Qatar.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể phụ thuộc vào những đồng minh truyền thống như Mỹ và Liên minh châu Âu được nữa. Dù ông Erdogan từng giành được một số thành công trong việc xây dựng ảnh hưởng từ vùng Balkan tới châu Phi, song chính sách của ông nhìn chung đang khiến Ankara bị cô lập hơn trước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm