Quốc tế

Cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc quân sự ở Syria: "Nga giành trái ngọt, Mỹ nhận trái đắng"

Những bước đi chiến lược của Nga ở Syria được cho là đang bộc lộ một mối đe dọa to lớn đối với các lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Nga toan tính gì khi đưa siêu tăng Armata sang chiến trường Syria? / Syria chuyển sang dùng Buk-M2E vì Pantsir-S1 "vô dụng"

Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad năm 2015 đã mang về cho nước này nhiều lợi ích. Một mặt, nó giúp làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực nhưng mặt khác cũng góp phần khuếch trương uy tín và sức mạnh của Moscow tại đây.

Nga cũng đã biến Syria thành chiến địa để thử nghiệm nhiều loại vũ khí, công nghệ quân sự khác nhau. Bên cạnh đó, Syria còn là nơi lý tưởng để Quân đội Nga áp dụng các chiến thuật quân sự mới theo chiến lược “hành động có giới hạn”.

Hiện nay, Nga vẫn đang duy trì tại Syria khoảng 5.000 binh sĩ, chủ yếu là dưới vai trò của các cố vấn quân sự, lực lượng đặc nhiệm và yểm trợ không quân. Moscow cũng tiếp tục cung cấp vũ khí cho Chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc quân sự ở Syria: Nga giành trái ngọt, Mỹ nhận trái đắng! - Ảnh 1.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Nga triển khai tại Syria. Ảnh: Sputnik

Các cuộc không kích do Không quân Nga tiến hành đã hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch chống khủng bố và phiến quân nổi dậy của Quân đội Chính phủ Syria (SAA).

Nước Nga ngày nay đã rút được những bài học sai lầm từ các chiến dịch quân sự trong quá khứ. Không giống như thời Quân đội Liên Xô tham chiến ở Afghanistan những năm 1980, Nga hiện nay đã tính toán rất kỹ lưỡng khi can dự vào chiến trường Syria.

Chính phủ Nga đặt ưu tiên cho các chiến thuật tấn công từ xa (chẳng hạn như các cuộc không kích) và sử dụng nhà thầu quân sự hay lính đánh thuê. Kết quả là, tính tới mùa Xuân năm ngoái, Kremlin xác nhận chỉ có 116 nhân viên người Nga thiệt mạng ở Syria.

Trong khi đó, Nga lại nhận về những “phần thưởng hậu hĩnh” khi thiết lập được sự hiện diện quân sự vững chắc ở Syria. Moscow đã thiết lập tại quốc gia Trung Đông này một căn cứ hải quân lâu dài ở Tartus và một căn cứ không quân ở Hmeimim, đó là chưa kể tới các tiền đồn trải khắp lãnh thổ Syria.

Với những cơ sở quân sự này, Moscow đã thành công trong việc giành được một thỏa thuận an ninh lâu dài, có lợi với Chính phủ Syria, là nền tảng vững chắc để Nga khuếch trương tầm ảnh hưởng trong tương lai.

 

Những bước đi chiến lược trên của Nga đang bộc lộ một mối đe dọa to lớn với các lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Chúng không chỉ có nguy cơ làm tổn hại tới chính sách ngoại giao của Washington ở Trung Đông nói chung và bờ Đông Địa Trung Hải nói riêng mà còn giúp Kremlin nổi lên như bên có vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị tại khu vực mà không thể xem thường.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm