Bị "thất sủng" cả 100 năm, Hải quân Đánh bộ Nga giờ mạnh ra sao?
Ra đời từ năm 1705, Hải quân Đánh bộ Nga có tuổi đời cao hơn hầu hết các quốc gia châu Mỹ nhưng lực lượng này đã từng bị giải thể trong gần 100 năm trước khi được biên chế thành lập lại.
CLIP: Tận thấy cảnh tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa có cánh / Hé lộ sức mạnh ghê gớm Không quân Nga ở Viễn Đông
Ra đời từ năm 1705, lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga ban đầu được thành lập như lực lượng chuyên thực hiện những nhiệm vụ tấn công từ biển vào đất liền dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi ra đời tới nay, Hải quân Đánh bộ Nga đã tham gia gần như mọi cuộc chiến tại châu Âu từ thế kỷ thứ 17 cho tới nay, từ Chiến tranh Napoleon, chiến tranh Crimean, chiến tranh Nhật - Nga. Lịch sử cũng ghi chép lại về việc Hải quân Đánh bộ chiến đấu trong hai cuộc Chiến tranh Thế giới nhưng điều này gây khá nhiều tranh cãi. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, dưới thời Liên Xô lực lượng Hải quân Đánh bộ đã bị giải thể, các lực lượng tham chiến trong hai cuộc Chiến tranh thế giới chủ yếu là thuỷ thủ tình nguyện chiến đấu như bộ binh tại các mặt trận ven biển và không có tổ chức, biên chế như một đơn vị Hải quân Đánh bộ đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Sina.
Phải tới khi Liên Xô tan rã, Hải quân Đánh bộ Nga mới được tái thành lập lại một cách bài bản nhất và vẫn thuộc biên chế Hải quân Nga. Lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga lúc này được biên chế thành một Sư đoàn Hải quân Đánh bộ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, một Lữ đoàn thuộc Hạm đội Biển Bắc và biển Caspian cùng với một trung đoàn thuộc hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: Sina.
Tới nay, quân số của Hải quân Đánh bộ Nga đã phát triển lên tới tổng cộng 12.000 người trong đó bao gồm 800 lính biệt kích hải quân tinh nhuệ nhất của Nga được tuyển chọn từ những binh lính xuất sắc nhất trong mọi quân binh chủng. Nguồn ảnh: Sina.
Các đơn vị thuộc Hải quân Đánh bộ Nga có nhiệm vụ bảo vệ những khu vực quan trọng nhất trong lãnh thổ Nga bao gồm Moscow, Sevastopol, Sputnik, Kamchatka, Baltiysk và Kaliningrad. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Hải quân Đánh bộ Nga không có biên chế cấp Sư đoàn mà chỉ dừng ở cấp Trung đoàn hoặc Lữ đoàn. Mỗi Trung đoàn Hải quân Đánh bộ Nga có quân số 2000 người kèm theo các loại phương tiện như PT-76, BRDM-2 cùng với 1 Tiểu đoàn xe tăng, 3 Tiểu đoàn lính Hải quân Đánh bộ cùng với một lực lượng cơ giới trang bị BTR-60. Nguồn ảnh: Sina.
Trong mỗi Trung đoàn Hải quân Đánh bộ Nga sẽ có một Tiểu đoàn lính Hải quân Đánh bộ được huấn luyện để chuyên thực hiện nhiệm vụ nhảy dù. Trong khi đó mọi đơn vị khác đều được huấn luyện để có thể thực hiện tấn công từ đường không bằng biện pháp nhảy dù nhưng không chuyên biệt hoá. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Hải quân Đánh bộ của Nga đang dần cho các xe tăng PT-76 về hưu và thay vào đó là các xe tăng T-80 hiện đại hơn. Mỗi Lữ đoàn xe tăng của Hải quân Đánh bộ Nga có biên chế đủ từ 70 tới 80 xe tăng. Nguồn ảnh: Sina.
Trên thực tế, tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể mà biên chế của các đơn vị trong lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga có thể sẽ thay đổi tuỳ theo yêu cầu thực tế. Bằng chứng là trong cuộc khủng hoảng Crimean năm 2014, Hải quân Đánh bộ Nga đã ra quân với biên chế Đại đội - một kiểu biên chế khá kỳ lạ với lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo