Bộ 3 vũ khí Nga nằm trong danh sách Ukraine muốn phá hủy đầu tiên
Người phát ngôn Bộ chỉ huy miền Đông của Quân đội Ukraine Serhiy Cherevaty đã tiết lộ danh sách các vũ khí nguy hiểm của Nga là ưu tiên hàng đầu trong danh sách mục tiêu của Kiev.
Tỷ trọng Nhân dân tệ vượt mặt USD trong thương mại của Trung Quốc / Top 10 máy bay trực thăng đắt nhất trong lịch sử
Theo ông Serhiy Cherevaty, lực lượng phòng vệ Ukraine luôn săn lùng các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga.
Các vũ khí như Borisoglebsk-2, Zhitel và Pole không có vẻ gì là mối đe dọa đặc biệt. Chúng không được trang bị pháo hay các hệ thống tên lửa tấn công nhưng lại đặt ra một thách thức đáng kể đối với phòng thủ của Ukraine.
Những hệ thống này cũng không phải là những mẫu mới nhất, nhưng đang phát triển nhanh chóng ở khía cạnh sử dụng chiến thuật. Trên chiến trường đương đại, chúng có vai trò quan trọng và thường xuyên cản trở hoạt động của quân đội Ukraine.
Các trạm tác chiến điện tử của Nga như Borisoglebsk, Zhitel và Pole là mục tiêu hàng đầu của Ukraine. Ảnh minh họa: KT.
Các trạm EW khảo sát các tần số vô tuyến khác nhau phát ra từ các hệ thống vũ khí được tích hợp với thiết bị điện tử. Ngoài ra, các hệ thống này có thể thực hiện các hoạt động gây nhiễu, vô hiệu hóa máy bay, tên lửa hoặc thiết bị liên lạc.
Chẳng hạn, chúng có thể cắt đứt liên kết giữa máy bay không người lái (UAV) và bộ điều khiển của nó. Chúng có thể là vũ khí nhỏ gọn như súng điện tử chống UAV. Các hệ thống tác chiến điện tử lớn hơn có khả năng giám sát thông tin liên lạc của đối phương trên phạm vi rộng. Chúng cũng có thể gây nhiễu hay can thiệp vào hệ thống định vị, radar và các thiết bị khác.
“Đối phương sử dụng hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ. Mới hôm qua, chúng tôi đã phá hủy một trạm EW của họ [Nga]. Những hệ thống như vậy nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi luôn tìm kiếm và phá hủy các trạm tác chiến điện tử của Nga như Borisoglebsk, Zhitel và Pole”, ông Cherevaty cho biết hôm 23/7.
Bộ 3 hệ thống EW đáng gờm của Nga
Borisoglebsk-2, Zhitel và Pole là các hệ thống tác chiến điện tử [EW] được quân đội Nga sử dụng để phá vỡ hoặc vô hiệu hóa các hệ thống liên lạc và radar của đối phương.
Borisoglebsk-2 là hệ thống EW di động, có thể phát hiện và gây nhiễu tín hiệu radar, cũng như phá vỡ các hệ thống liên lạc. Pole cũng là một hệ thống di động nhưng nhỏ gọn và có thể được các binh sỹ mang theo. Còn Zhitel là hệ thống EW trên mặt đất, có thể gây nhiễu liên lạc vô tuyến và vệ tinh, cũng như làm gián đoạn tín hiệu GPS.
Borisoglebsk-2, Zhitel và Pole đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên, dựa trên một số tiêu chí nhất định, Borisoglebsk-2 được xem là hệ thống tốt nhất trong số này. Borisoglebsk-2 có tầm hoạt động xa hơn 2 trạm còn lại, có thể phát hiện và gây nhiễu radar của đối phương từ khoảng cách xa hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik trước đây, Người phát ngôn của Tập đoàn Chế tạo Thiết bị Thống nhất (UIMC) của Nga, ông Danil Gatilov từng tuyên bố, hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk-2 của Nga là vô đối trên thế giới.
“Không có bất kì thiết bị nào có thể sánh ngang với Borisoglebsk-2 về thông số kĩ thuật ở Nga và cả thế giới khi nó có khả năng phát hiện ra các tín hiệu thông tin của đối phương từ khoảng cách 20km”, ông Galitov nhấn mạnh.
Ngoài ra, Borisoglebsk-2 có công suất đầu ra cao hơn, giúp nó hiệu quả hơn trong việc gây nhiễu radar của đối phương. Những yếu tố này làm cho trạm Borisoglebsk-2 trở thành một lựa chọn mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn so với hai trạm còn lại.
Một yếu tố khác khiến trạm Borisoglebsk-2 trở nên nổi bật là tính linh hoạt của nó. Trạm có thể được sử dụng ở nhiều chế độ khác nhau, chẳng hạn như gây nhiễu tại chỗ, gây nhiễu chặn và gây nhiễu đánh lừa. Borisoglebsk-2 có thể thích ứng với nhiều tình huống và chống lại các mối đe dọa khác nhau một cách hiệu quả.
Ngược lại, các Zhitel và Pole có khả năng hạn chế hơn và được thiết kế cho các mục đích cụ thể. Do đó, trạm Borisoglebsk-2 có thể được coi là lựa chọn tốt nhất cho nhiều tình huống khác nhau.
Cách Ukraine săn lùng hệ thống EW của Nga trên chiến trường
Có thể phát hiện ra hệ thống tác chiến điện tử trên chiến trường thông qua nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng thiết bị đo lường điện (ESM). Thiết bị ESM được thiết kế để phát hiện và định vị nguồn phát xạ điện từ, chẳng hạn như nguồn do các hệ thống EW phát ra. Điều này có thể cung cấp thông tin có giá trị cho các chỉ huy quân sự về vị trí và khả năng của các hệ thống EW của đối phương.
Một phương pháp khác để phát hiện các hệ thống EW là thông qua việc sử dụng radar. Radar có thể phát hiện sự hiện diện của tín hiệu điện tử, sau đó phân tích các tín hiệu này để xác định xem chúng có đến từ một hệ thống EW hay không. Phương pháp này đặc biệt hữu ích để phát hiện các tín hiệu gây nhiễu, thường được các hệ thống tác chiến điện tử sử dụng để phá vỡ hoặc vô hiệu hóa các hệ thống liên lạc và radar của đối phương.
Ngoài thiết bị ESM và radar, có thể phát hiện hệ thống EW trên chiến trường bằng trực quan. Phương pháp này đặc biệt hữu ích để phát hiện các hệ thống EW vật lý, chẳng hạn như thiết bị gây nhiễu hoặc mồi nhử, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, việc quan sát trực quan có thể khó khăn trong các tình huống chiến đấu và có thể không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là việc phát hiện các hệ thống EW trên chiến trường không phải lúc nào cũng là một quá trình đơn giản. Các hệ thống EW được thiết kế để khó bị phát hiện và có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tránh bị phát hiện. Do đó, các lực lượng quân sự phải thường xuyên cảnh giác và sử dụng nhiều phương pháp phát hiện để đảm bảo rằng họ biết về sự hiện diện và khả năng của các hệ thống EW của đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo