Bộ Tư lệnh phòng không Bắc Mỹ "bất lực" trước Tu-160 của Nga
Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) đã hoàn toàn bất lực trước sự xuất hiện của hai máy bay ném bom siêu âm Tu-160 Blackjack thuộc biên chế không quân Nga.
Sau Yak-130, loại máy bay Nga nào có thể gia nhập không quân Việt Nam? / Máy bay chở gần 200 người suýt trúng hỏa lực ở Syria
Mới đây, hai máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 Blackjack của Nga bất ngờ xuất hiện trong khu vực nhận dạng phòng không của Mỹ và Canada.
Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông, chiếc Tu-160 trên đã thực hiện thành công việc mô phỏng một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Mỹ từ khu vực Bắc Cực.
Mỹ và Canada thậm chí không có thời gian để phản ứng trước hành động của oanh tạc cơ Nga, họ chỉ kịp điều tiêm kích của mình lên để đánh chặn khi máy bay ném bom Tu-160 đã di chuyển cách xa biên giới Canada.
"Hai chiếc Tu-160 có khả năng mang tên lửa hạt nhân đã áp sát không phận Canada vào sáng 1/2, như Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) tuyên bố".
Theo NORAD thì "hai máy bay ném bom Tu-160 đã vượt qua Bắc Cực và tiếp cận Canada từ phía Tây nước Nga, tuy nhiên chúng vẫn ở trong không phận quốc tế".
NORAD báo cáo rằng họ đã theo dõi cặp Tu-160 trên khi chúng bay qua khu vực nhận dạng phòng không Canada, đây là khu vực của không phận quốc tế mà các radar quân sự bảo vệ chống lại mọi cuộc tấn công có thể xảy ra.
Các chuyên gia lưu ý rằng thông tin về việc thiếu tiêm kích để đánh chặn Tu-160 không đúng với thực tế, có vẻ như NORAD đang cố gắng bào chữa cho sai sót trong nhiệm vụ bảo vệ Mỹ và Canada khỏi các cuộc tấn công từ Nga.
Thiên nga trắng Tupolev Tu-160 (tên định danh NATO Blackjack) là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng siêu thanh với đôi cánh có thể thay đổi hình dạng.
Tu-160 là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô mục đích để cạnh tranh với B-1 Lancer của Mỹ, đây cũng là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Tu-160: Kíp lái 4 người; chiều dài 54,1 m; sải cánh 35,6 m (cụp ở góc 65 độ), 55,7 m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 13,1 m; trọng lượng rỗng 110.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 275.000 kg, tải trọng vũ khí 40.000 kg.
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Samara NK-321 lực đẩy 137,3 kN (lên tới 245 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 2,05; tầm bay 12.300 km; trần bay 15.000 m.
Tu-160 có hệ thống kiểm soát bay"fly-by-wire" tiên tiến, được trang bị 1 radar tấn công Obzor-K và 1 radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.
Ngoài ra chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu thanh còn có 1 máy ngắm ném bom điện quang và các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) tích hợp chủ động và thụ động.
Tu-160 được sản xuất hàng loạt tại Tổ hợp hàng không Kazan từ năm 1984, ban đầu nó được dự kiến sản xuất với số lượng 100 chiếc nhưng thực tế mới chỉ có 35 chiếc xuất xưởng gồm cả 3 mẫu thử nghiệm.
Do sự tan rã của Liên bang Xô Viết nên việc chế tạo Tu-160 diễn ra rất chậm chạp và đã bị ngừng lại vào năm 1994 mặc dù một số chiếc vẫn ở tình trạng chưa hoàn thành.
Gần đây Nga đã công bố nối lại dây chuyền sản xuất oanh tạc cơ Tu-160 để cho ra mắt biến thể nâng cấp Tu-160M2, hiện tại không quân Nga đã nhận 1 chiếc từ khung thân dở dang chế tạo từ thời Liên Xô và 1 chiếc chế tạo mới hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo