Sau Yak-130, loại máy bay Nga nào có thể gia nhập không quân Việt Nam?
Tiêm kích Su-30SM và máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130 đều là sản phẩm của tổ hợp chế tạo hàng không Irkut, tạo ra sự đồng bộ đáng chú ý.
Nga triển khai máy bay trinh sát tối tân nhất tới Syria / Lộ diện vũ khí thực sự đã bắn hạ máy bay chở chỉ huy tình báo Mỹ tại Afghanistan?
Mới đây truyền thông Nga đã đăng tải thông tin về việc Việt Nam và Nga vào năm 2019 đã chính thức ký kết thỏa thuận mua sắm ít nhất 12 máy bay huấn luyện - chiến đấu tiên tiến Yak-130 với trị giá lên tới trên 350 triệu USD.
Các máy bay Yak-130 này trước mắt sẽ đảm nhiệm vai trò từng bước thay thế "đàn anh" L-39C Albatros đã rất cao tuổi và sắp đến thời hạn “nhận sổ hưu”.
Bên cạnh đó, Yak-130 còn có thể đóng vai trò tiêm kích phòng không tuần tra không phận hoặc cường kích tấn công mặt đất hạng nhẹ, nhất là khi nó có giá thành hoạt động rất rẻ.
Sở dĩ có nhận định trên bởi chiếc Yak-130 mô phỏng được gần như hoàn hảo các bài bay của tiêm kích Su-27/30, ngoài ra nó còn được trang bị radar dẫn bắn đa năng để điều khiển các loại tên lửa không đối không và không đối đất hiện đại.
Nhưng bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều chuyên gia quân sự quốc tế, Việt Nam mua Yak-130 với số lượng lớn không chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo phi công lái Su-27SK và Su-30MK2 mà còn hướng đến tham vọng xa hơn.
Trong chiến lược hiện đại hóa không quân, đã có nhiều dự đoán cho rằng Việt Nam sẽ sớm ký kết hợp đồng để mang về dải đất hình chữ S chiến đấu cơ đa năng Su-30SM hoặc Su-35S mạnh hơn nhiều.
So với Su-27SK và Su-30MK2 thì Su-30SM cũng như Su-35S đặc biệt tỏ ra vượt trội về khả năng vận động phức tạp, do vậy rất cần máy bay huấn luyện cao cấp tương xứng.
Khi hợp đồng mua Yak-130 đã được công bố thì đến lúc này đa phần nhận định cho rằng khả năng Su-30SM được Việt Nam lựa chọn là cao hơn Su-35S.
Lý do là bởi cả hai chiếc phi cơ quân sự trên đều là sản phẩm của tổ hợp chế tạo hàng không Irkut, điều này sẽ tạo ra sự đồng bộ trong công tác khai thác, đảm bảo hậu cần - kỹ thuật về sau.
So sánh với Su-35S thì ban đầu Su-30SM bị đánh giá thấp hơn một chút khi chỉ được trang bị radar N011M BARS lạc hậu hơn so với N035 Irbis và động cơ AL-31FP của nó chỉ kiểm soát được vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) so với AL-41F1S (3D TVC) của Su-35S.
Nhưng mới đây Nga đã công bố gói nâng cấp cho Su-30SM với tên định danh Su-30SMD, thay đổi đáng chú ý nhất đó là nó sẽ được lắp radar N035 Irbis và động cơ AL-41F1S của Su-35S, đi kèm hệ thống điện tử hàng không tối tân hơn.
Chiếc Su-30SM còn tỏ ra phù hợp hơn với nhu cầu của Việt Nam khi nó là máy bay chiến đấu do 2 phi công điều khiển trong khi Su-35S chỉ là 1, giúp giảm tải khối lượng cũng như chuyên môn hóa công việc cho phi công.
Trong không quân Nga, tiêm kích Su-30SM cũng được ưa chuộng hơn so với Su-35S chủ yếu nhờ vào lý do trên, điều này thể hiện rõ bằng số lượng vượt trội đơn hàng.
Như vậy sau khi hiện đại hóa, sức mạnh của Su-30SMD thậm chí còn cao hơn Su-35S, cho nên nếu Việt Nam đặt mua dòng tiêm kích đa năng này thì sức mạnh của chúng ta sẽ có bước phát triển vượt bậc so với hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo