Quốc tế

Bộ tứ vũ khí đối phó Nga 'mù đường'

Được xếp vào 1 trong 4 vũ khí thông thường đủ sức đối phó Nga nhưng trực thăng tấn công Tiger vừa gặp tai nạn khá bất ngờ.

Bên trong doanh trại sành điệu của quân đội Nga / Những chiếc Tu-22M3 của Nga bị triệu hồi từ Syria trở về căn cứ

Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc trực thăng tấn công Tiger (ET-722) của Quân đội Tây Ban Nha cùng một số nước đang tham gia cuộc tập trận mang tên Adriatic Strike 2021. Trong mục bay tầm thấp và tấn công đối thủ, một chiếc Tiger đã đâm phải dây điện gần làng Brestanica ở Slovenia.

Sau cú va chạm với một tiếng nổ lớn, chiếc trực thăng đã rất may bay tiếp đất một cách an toàn nhưng đã bị hư hỏng nghiêm trọng và không thể cất cánh buộc lực lượng cứu hộ đến giải cứu.

Bo tu vu khi doi pho Nga 'mu duong'
Tiger hỏng nặng sau vụ đâm dây điện.

"Điều khá bất ngờ là thời điểm xảy ra vụ va chạm là khoảng 11h nên không thể đổ lỗi cho hệ thống nhìn đêm hoạt động kém hiệu quả như lời giải thích trước đây từng đuộc Mỹ đưa ra khi Apache cũng gặp phải tai nạn tương tự", đại diện chính quyền địa phương cho biết.

Được biết, ngay trước khi xảy ra vụ tai nạn khó hiểu với chiếc Tiger, Tướng Adrian Bradshaw, cựu chỉ huy của NATO ở châu Âu đã xếp dòng trực thăng này vào nhóm 4 vũ khí thông thường đủ sức đối phó Nga.

Đứng đầu trong trong bộ tứ này theo Tướng Adrian Bradshaw là tăng Challenger 2 của Anh. Chiến tăng Challenger 2 sẽ tiên phong trong đội tăng thiết giáp hạng nặng của quân đội châu Âu chống lại Nga.

Challenger 2 được trang bị loại giáp Dorchester với khả năng vô hiệu hóa hầu hết các loại đạn chống tăng và tên lửa chống tăng. Ngoài ra, Challenger 2 còn được trang bị pháo rãnh nòng xoắn L30A1 120mm, sử dụng với nhiều loại đạn như APFSDS L23, APFSDS L26 và L34WP Smoke.

Tốc độ di chuyển trên địa hình của Challenger 2 là 40 km/h. Với trọng lượng 63 tấn, Challenger 2 còn nặng hơn cả những loại xe tăng 40 – 50 tấn T-72 do Nga sản xuất bao gồm T-72B3 và T-90.

 

Mặc dù không tiết lộ khả năng chiến đấu của cỗ tăng này nhưng nếu lực lượng xe tăng Nga và Anh đối đầu, Moscow chắc chắn sẽ phải đối mặt với một chiếc xe tăng chủ lực hiện đại, được bảo vệ chắc chắn và vũ trang đầy đủ, vị Tướng này cho biết.

Tiếp theo là tàu ngầm Type 212 của Đức. Các tàu ngầm Type 212 trọng lượng 1.500 tấn của Đức là lớp tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến hàng đầu thế giới, chạy động cơ điện – diesel và hệ thống động cơ AIP. Khi sử dụng động cơ AIP, tàu ngầm Type 212 chỉ phát ra tiếng ồn rất thấp và thời gian lặn lên tới 3 tuần. Tốc độ di chuyển của Type 212 là 37 km/h.

Tàu ngầm Type 212 còn được trang bị các ngư lôi dẫn đường DM2A4, WASS 184 và Blackshark. Theo dự kiến, Type 212 sẽ được trang bị thêm tên lửa IDAS, được bắn từ ống phóng ngư lôi trên tàu và công phá các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển.

Vũ khí tiếp theo là tiêm kích Eurofighter Typhoon. Máy bay chiến đấu đa nhiệm Typhoon hiện được đưa vào biên chế trong Không quân Anh, Đức và một số quốc gia châu Âu khác. Trong các cuộc không chiến, tiêm kích Typhoon được đánh giá có sức mạnh vượt trội so với F-22 của Mỹ.

Typhoon hiện được trang bị một khẩu pháo cỡ 27 mm và nhiều loại tên lửa bao gồm tên lửa không đối không tầm nhiệt Sidewinder, AMRAAM cùng tên lửa không đối đất tầm xa Taurus và Storm Shadow. Do đó, Typhoon được xem là đối thủ đáng gờm với các chiến đấu cơ Su-35 của Nga.

 

Vũ khí thông thường thứ 4 của NATO theo Tướng Joachim Ruehle đủ sức đối đầu với Nga là trực thăng tấn công Eurocopter Tiger. Đây là chiếc trực thăng tấn công do Đức và Pháp phối hợp sản xuất, có kích thước nhỏ hơn và trọng lượng chỉ bằng một nửa so với trực thăng AH-64 của Anh và Mỹ. Tuy nhiên, nó lại được mệnh danh là "con hổ biết bay của châu Âu".

Tốc độ di chuyển của Tiger là 291 km/h. Trực thăng này còn được sản xuất với nhiều phiên bản khác nhau và được trang bị các tên lửa chống tăng như Hellfire, Spike, PARS 3 và HOT 3, cùng tên lửa không đối không Mistral và các tên lửa không đối đất.

Trực thăng Tiger cũng từng được triển khai tham gia các cuộc tấn công của quân đội Đức và Pháp tại Afghanistan và Libya. Từ thực tế chiến đấu của dòng trực thăng này, Tướng Joachim Ruehle kết luận, Eurocopter Tiger sẽ cực kỳ nguy hiểm với Nga nếu hai bên xảy ra tình huống xung đột.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm