Quốc tế

Bom lượn Thổ ăn đứt JDAM của Không quân Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử thành công UCAV mới Aksungur với bom lượn tầm xa - vũ khí được đánh giá tối tân hơn sản phẩm cùng loại của Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-57 với động cơ Izdeliye 30 / Thổ tự tin trỗi dậy: Thay thế tên lửa Mỹ

Công ty Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) cho biết, buổi thử nghiệm có sự phối hợp với Không quân nước này.

"Cuộc thử nghiệm sử dụng vũ khí được thực hiện ngoài khơi tỉnh Sinop trên Biển Đen ở độ cao 6km. Aksungur đã sử dụng KGK-SIHA-82 nặng 340kg tấn công một mục tiêu cách xa 30km", nguồn tin cho biết.

Nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm rằng, trong cuộc thử nghiệm tới, KGK-SIHA-82 sẽ tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới gần 50km", thông báo của TAI nêu rõ.

Bom luon Tho an dut JDAM cua Khong quan My
Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm KGK-SIHA-82.

Trong khi đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm và đi vào trang bị, KGK-SIHA-82 sẽ thay thế bom lượn JDAM do Mỹ sản xuất hiện đang có trong trang bị của lực lượng này.

"Việc thay thế sản phẩm nhập ngoại bằng vũ khí sản xuất trong nước là điều rất cần thiết bởi vũ khí của chúng tôi tối tân hơn và Thổ Nhĩ Kỳ cần tự chủ vũ khí trong một thế giới ngày càng có những diễn biến khó lường", Không quân Thổ cho biết.

Hiện nhiều thông tin về KGK-SIHA-82 vẫn được TAI bảo mật nhưng theo giới chuyên gia, chỉ với tầm tấn công gần 50km và độ chính xác được công bố, bom lượng này sở hữu khả năng tấn công ưu việt hơn JDAM.

JDAM thực chất là bom thông thường GBU-31/32, GBU-35, GBU-38 có gắn bộ phận lượn dẫn đường. Trong đó, thành phần điều khiển có nhiều cánh khí động học khác nhau, và điều tiết các hướng bay khác nhau theo chỉ lệnh của thành phần dẫn đường.

Chế độ dẫn đường GPS / INS (Hệ thống định vị toàn cầu/ quán tính) không dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và có thể sử dụng bình thường cả ban ngày và ban đêm, thậm chí là trong điều kiện mưa bão, tuyết rơi.

 

JDAM có thể được sử dụng cho cả máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A và máy bay chiến đấu tàng hình F-22, cũng như cho máy bay thế hệ 4 như F-16 hay F/A-18... Phạm vi tấn công tối đa của bom JDAM là khoảng 28km, trong khi KGK-SIHA-82 lên tới gần 50km.

Với sự phát triển của vũ khí phòng không, tầm bắn của bom lượn Mỹ trở nên không đủ, vì vậy tất cả các quốc gia bắt đầu tìm cách tăng tầm bắn để thích ứng với nhu cầu chiến trường trong tương lai. Chính vì vậy, hãng TAI tuyên bố sẽ tiếp tục tăng tầm tấn công cho vũ khí của mình trong những lần thử nghiệm mới.

Tháng 2/2020, Boeing đã “trình làng” loại bom JDAM tăng cường (JDAM Powered). Theo tuyên bố, JDAM Powered có đầu đạn nặng khoảng 227 kg, được trang bị module cánh và động cơ đẩy, kích thước bên ngoài của nó tương đương với một quả bom hàng không loại 900 kg.

Tính năng quan trọng nhất của JDAM Powered là nó được trang bị động cơ và tầm bắn của nó gấp 20 lần so với loại bom lượn không động lực. Được biết, sau khi quá trình phát triển hoàn thành, bom này có thể được sử dụng như một phương án thay thế cho tên lửa hành trình chi phí thấp.

Tuy nhiên, hiện tầm bắn của vũ khí này không được Mỹ công bố.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm