Quốc tế

Bước tiếp theo của Nhật Bản sau khi từ chối Aegis Ashore

Theo hãng Kyodo, Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ chối việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa Aegis Ashore của Mỹ trên đất Nhật.

Hàn Quốc tiếp tục kiện Nhật Bản lên WTO / Nhật Bản đề xuất thu hồi Quần đảo Kuril bằng biện pháp quân sự

Tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đưa ra hôm 25/6: "Sau khi thảo luận tại Hội đồng An ninh Quốc gia, chúng tôi đã đi đến quyết định hủy bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở tỉnh Akita và Yamaguchi", ông Kono phát biểu tại cuộc họp của các nghị sĩ đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.

Buoc tiep theo cua Nhat Ban sau khi tu choi Aegis Ashore
Chiến hạm Aegis Nhật phóng tên lửa đánh chặn SM-3.

Trong cuộc họp này, ông Kono cũng cho biết Bộ Quốc phòng nhận thấy khó lựa chọn các địa điểm khác để triển khai hai khẩu đội phòng thủ tên lửa này. Ông Kono nhấn mạnh Nhật Bản "phải cân nhắc sẽ phải làm gì" để đối phó về trung và dài hạn trước những nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài.

Trước khi có quyết định chính thức, ngày 15/6, Bộ trưởng Kono đã tuyên bố đình chỉ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore với lý do hệ thống này đang có những trục trặc kỹ thuật và đòi hỏi quá nhiều chi phí.

Vậy bước tiếp theo của Nhật Bản là gì khi họ không nhận được sử bảo vệ từ hệ thống Aegis Ashore? Theo Giáo sư Garren Mulloy tại Đại học Daito Bunka (Nhật Bản), ngay khi số phận Aegis Ashore tại Nhật chưa chính thức được định đoạt, Tokyo đã bắt đầu có những thay đổi về chiến lược của mình so với trước đó.

Vị giáo sư này cho rằng, việc Nhật Bản phát hiện tàu ngầm lạ hoạt động gần vùng biển của mình hồi đầu tháng 6/2020 là không bất ngờ nhưng việc Tokyo công khai về sự hiện diện của phương tiện này là điều đáng chú ý.

Thay đổi được cho liên quan đến việc Nhật Bản tạm ngưng triển khai Aegis Ashore và Chiến thuật An ninh Quốc gia. Chiến thuật hiện tại, được thông qua vào tháng 12/2013 có trọng tâm là bảo vệ Nhật Bản khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

 

Nhưng những nhân tố mới khiến Nhật Bản phải xem xét lại kế hoạch phòng thủ bao gồm yếu tố như ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và tình hình kinh tế trong nước.

Nhật Bản muốn chứng kiến hành động của Mỹ đối với chính sách quốc phòng mới của Tokyo, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. Ngay cả trong trường hợp ông Donald Trump tái đắc cử thì Nhật Bản vẫn cần có phương pháp khác đối với các vấn đề an ninh.

"Nhiều khả năng chính Mỹ sẽ thay đổi các dự án phòng thủ tên lửa của nước này và Nhật Bản cần xem xét liệu chúng ta có thể hợp tác và tham gia vào những kế hoạch đó không", giáo sư Garren Mulloy nói.

Học giả này còn cho rằng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã xử lý chưa tốt kế hoạch triển khai hệ thống phòng không Aegis Ashore khi lựa chọn vị trí. Do thiếu cân nhắc, một khi Aegis Ashore triển khai tại những vị trí này thì các bộ phận tên lửa khi phóng lên không trung có thể rơi vào khu vực dân cư.

Điều này khiến dư luận Nhật Bản không ủng hộ kế hoạch liên quan đến Aegis Ashore. Còn một lý do khác khiến Nhật Bản tạm ngưng triển khai Aegis Ashore là do kinh phí cao.

 

Trên thực tế, tên lửa đạn đạo vẫn luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng với Nhật Bản. Có khả năng Tokyo sẽ chuyển nhiệm vụ đánh chặn tên lửa lên những tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis và những tên lửa đánh chặn SM-3.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm