Quốc tế

Buyan-M: ‘Gã ngổ ngáo’ mang ‘Kẻ hủy diệt’ Kalibr

Buyan trong tiếng Nga có nghĩa là "gã ngổ ngáo” và chiếc chiến hạm cỡ nhỏ này trở nên rất đáng sợ khi mang theo tên lửa hành trình Kalibr.

Tổng thống Trump muốn tập hợp 55 tàu chiến ở vùng Vịnh / Sau tàu sân bay, Thái Lan tiếp tục đặt đóng tàu đổ bộ lớn nhất Đông Nam Á

Chuyến hải hành bí mật của chiến hạm Nga

Các tàu tên lửa nhỏ Hải quân Nga có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ bằng tên lửa hành trình Kalibr theo nguyên tắc "bắn và quên". Sau khi rời tàu chiến, tên lửa lao tới mục tiêu đã định mà không cần bất cứ chỉ dẫn gì từ tàu mẹ, làm đối phương không thể tự vệ trước Kalibr.

Chiến hạm Buyan-M được chế tạo trong khuôn khổ dự án 21631 (Project 21631). Buyan trong tiếng Nga có nghĩa là "tay hay gây gổ", "tên cầm đầu ẩu đả" hay "gã ngổ ngáo ưa sinh sự". Và quả thực, cái tên này đúng với thực tế của nó: Nhỏ, nhưng có sức mạnh tấn công hủy diệt

Vào tối ngày 28 tháng 8, một nhóm người Nga đã lên boong tàu tên lửa nhỏ mang tên “Orekhovo-Zuevo” (dự án 21631 Buyan-M) của Hạm đội Biển Đen. Đại diện Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ mục đích và thời gian chuyến đi. Sau một vài giờ, tàu rút neo và bắt đầu rời khỏi căn cứ ở tốc độ thấp.

Nhóm “khách lạ” này chính là các phóng viên các hãng thông tấn Nga. Để hiểu rõ cách thức hoạt động của các chiến hạm mang tên lửa hành trình của hải quân Nga, phóng viên của Sputnik đã thực hiện chuyến đi biển thực tế trên tàu chiến để chứng kiến chúng tiến hành các vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr.

Sở dĩ chuyến đi này là bí mật bởi thông tin về các cuộc tập trận bắn đạn thật không được công bố trước thời hạn. Mặt khác "đối thủ tiềm năng" sẽ có thời gian chuẩn bị các công cụ trinh sát, có thể theo dõi tàu tên lửa Nga, nghiên cứu quỹ đạo bay và đo lường các đặc điểm, tính chất của vũ khí.

Khoảng nửa đêm, tiếng động cơ diesel ngừng lại, rung động biến mất, thân tàu tròng trành – chiếc “Orekhovo-Zuyevo” được thả trôi dạt. Vào buổi sáng, xuất hiện hình bóng một tàu chiến tương tự dọc theo đường chân trời, đi theo hướng song song, đó chính là chiến hạm cùng loại “Vyshny Volochek”. Khi đến gần, 2 tàu trao đổi tín hiệu và sau đó đi theo cặp.

Chiến hạm lớp Buyan-M mang số hiệu 021 Grad Sviyazhsk phóng tên lửa hành trình Kalibr

Chiến hạm lớp Buyan-M mang số hiệu 021 Grad Sviyazhsk phóng tên lửa hành trình Kalibr

Tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời“Vyshny Volochek” đi nhanh hơn một chút về phía trước, bên phải, ở khoảng cách 1,4 - 2 hai hải lý. Đó là con tàu sẽ khai hỏa chính, còn chiếc “Orekhovo-Zuyevo” trong hoạt động này được giao vai trò của tàu kiểm soát.

Vào buổi sáng, các nhà báo được cho biết là sẽ được chứng kiến tên lửa hành trình Kalibr phiên bản hải quân khai hỏa. Nhưng trước đó, tất cả các thông tin phải chịu lệnh bảo mật nghiêm ngặt.

Gần tới "giờ X", các đội quay phim chiếm vị trí thuận tiện ngay trước các khu vực các cột ăng ten. Tuy nhiên, chỉ huy con tàu yêu cầu các nhà báo rời khỏi đó. “Orekhovo-Zuevo” sẽ giám sát Kalibr trên suốt đường bay, do đó, radar sẽ được bật hết công suất. Và bức xạ phát ra cực kỳ có hại cho con người ở gần.

Theo kịch bản cuộc tập trận, một nhóm tàu tấn công mạnh mẽ của địch thù đang tiến về bờ biển Nga, sẵn sàng tấn công cơ sở hạ tầng ven biển.

Nhiệm vụ của tàu “Orekhovo-Zuevo” và “Vyshny Volochok” cực kỳ đơn giản là “tiêu diệt kẻ thù trên đường tiến, không cần đợi đến khi chúng vào khu vực phóng tên lửa”. Để đạt được yêu cầu này, tên lửa của Nga phải có tầm phóng xa hơn, khiến chúng không thể làm được gì.

Đúng vào thời điểm ước tính, một cột lửa khói dày đặc thoát ra khỏi ống phóng của “Vyshny Volochek” và hiện rõ thân màu sẫm của quả tên lửa. Để lại một dải khói trắng phía sau, tên lửa bay lên theo một đường dốc đứng parabol lên bầu trời, sau đó hạ dần độ cao và nhanh chóng bay theo hướng phía tây nam. Ở đó, trên biển khơi, có mục tiêu giả lập tàu khu trục đối phương và thậm chí hiện hình trên radar như một con tàu thực sự.

Buyan-M: ‘Ga ngo ngao’ mang ‘Ke huy diet’ Kalibr
Cabin điều khiển trên tàu tên lửa Orekhovo-Zuevo, thuộc dự án 21631

Tên lửa hành trình chống hạm 3M54 của tổ hợp Kalibr bay đến mục tiêu chỉ trong vài phút. Gần 500 kg chất nổ đầu đạn đủ để đánh chìm bất kỳ con tàu nào, thậm chí là một tàu lớn.

Các UAV trong khu vực tập trận ghi lại rõ ràng khoảnh khắc phá hủy mục tiêu. Nhiệm vụ đã hoàn thành, chiếc tàu khu trục chủ lực của hạm đội địch bị đánh chìm, nhóm tàu tấn công đối phương đã bỏ chạy.

Trong khi đó, “Vyshny Volochek” sau khi bắn tên lửa thành công, đang tự để trôi và thực hiện công tác phân tích các bài tập, còn tàu “Orekhovo-Zuevo” lấy hướng quay về căn cứ với tốc độ 25 hải lý/giờ.

Thuyền trưởng hạng hai Alexey Orlyapov, chỉ huy tàu “Orekhovo-Zuevo” giải thích với phóng viên Sputnik rằng, trong một trận chiến đấu thực sự, chỉ mất vài phút để chuẩn bị phóng tên lửa. Sau khi tên lửa rời khỏi ống phóng, sẽ không có bất cứ kết nối nào với tàu mẹ, nó hoạt động hoàn toàn theo “kế hoạch của mình”.

Ở cuối quỹ đạo bay, đầu đạn được dẫn hướng theo tín hiệu vô tuyến phản xạ. nên không mục tiêu nào có thể tránh thoát tên lửa sau khi nó bắt được mục tiêu.

 

Thuyền trưởng hạng hai Alexey Orlyapov cho biết, trong khái niệm “tiêu diệt mục tiêu trên biển” có rất nhiều thành tố cần thiết để đạt được hiệu quả chiến đấu, đó là: Kinh nghiệm sử dụng vũ khí, tầm bắn hiệu quả, tốc độ bay và số lượng tên lửa. Mục tiêu tấn công của tên lửa có thể là riêng lẻ, hoặc tấn công rải thảm vào một nhóm tàu ​​mặt nước.

Buyan-M: ‘Ga ngo ngao’ mang ‘Ke huy diet’ Kalibr
Pháo 100mm AU A-190 Universal trên tàu tên lửa Vyshny Volochek, lớp Buyan-M, dự án 21631

Sau khi tất cả các tên lửa đã được sử dụng hết, chỉ huy tàu chiến lớp “Buyan-M” có sự lựa chọn: Hoặc quay về căn cứ để nạp thêm đạn, hoặc sử dụng pháo hạm.

Pháo tự động 100 mm A190 “Universal” gắn trên mũi tàu cho tốc độ bắn lên tới 80 phát/phút ở khoảng cách 20km. Và hệ thống Duet 30mm ở đuôi tàu sẽ phù hợp trong cận chiến - hai súng máy sáu nòng có tổng tốc độ bắn lên tới 10000 viên mỗi phút và có khả năng cắt đôi một tàu địch.

Mặc dù có lượng giãn nước khiêm tốn 941 tấn, các tàu tên lửa lớp Buyan-M hoạt động hiệu quả không chỉ ở vùng biển gần mà còn cả các vùng biển xa lãnh thổ. Với việc được trang bị 8 tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, con tàu có thể phát động một cuộc tấn công lớn.

Mỹ thừa nhận: Tàu Nga nhỏ nhưng có võ hiểm

 

Tạp chí quốc phòng có uy tín của Mỹ là “Lợi ích Dân tộc” (National Interest) đã từng ca ngợi Buyan-M có những khả năng tác chiến ngang với các khu trục hạm hạng nặng lớp “Arleigh Burke” và tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng các chiến hạm Mỹ có lượng giãn nước gấp nhiều lần và đắt tiền hơn nhiều so với Buyan-M.

Cần nhớ lại các tàu chiến lớp Buyan-M vào tháng 10 năm 2015 đã tấn công vào các căn cứ khủng bố ở Syria từ vùng biển Caspian. Tên lửa 3M14 (phiên bản tấn công mặt đất) đã bay qua lãnh thổ một số nước Iran, Iraq và gần như tất cả đều đánh trúng mục tiêu xa hàng nghìn km.

Các nhà phân tích phương Tây sau đó gọi các tàu này là "hạm đội tàu muỗi" của Nga, nhưng chiến hạm nhỏ thuộc Project 21631 này đã hợp với tên lửa hành trình Kalibr thành một ‘Cặp đôi hoàn hảo’ của hải quân Nga, hoàn toàn có thể hạn chế quyền tự do hành động trên biển của Hoa Kỳ và NATO.

Theo Huy Bình/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm