Trung Quốc suýt sở hữu tàu sân bay Pháp có tính năng ưu việt hơn hẳn Liêu Ninh
EG-18G Growler nới rộng ưu thế trước S-400 nhờ khí tài tác chiến điện tử cực mạnh / SPYDER-MR Việt Nam nối dài tầm bắn nhờ tên lửa đặc biệt?
Clemenceau (số hiệu R98, biệt danh le Clem) là tên của chiếc tàu sân bay từng phục vụ trong biên chế Hải quân Cộng hòa Pháp, đây là hàng không mẫu hạm thứ sáu của nước này đồng thời cũng là con tàu đầu tiên thuộc lớp.
Chiếc Clemenceau được nhà máy đóng tàuBrest thi công đóng mới, hạ thủy tháng 11/1955, bắt đầu hoạt động vào ngày 21/12/1957, chính thức vào biên chế từ ngày 22/11/1961, nó phục vụ tới 1/10/1997 thì được cho nghỉ hưu. Trong tổng cộng 3.125 ngày trên biển, con tàu đã thực hiện hải trình khoảng 1 triệu hải lý, tới khắp nơi trên trái đất.
Tàu sân bay Clemenceau khi còn phục vụ trong biên chế Hải quân Pháp. Ảnh: Wikipedia.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu sân bay Clemenceau: chiều dài 265 m; chiều rộng 51,2 m; mớn nước 8,6 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 22.000 tấn và lên tới 32.780 tấn khi đầy tải; thủy thủ đoàn 1.338 người (chức năng tàu sân bay đầy đủ) hoặc 984 người (chỉ mang trực thăng).
Hệ thống động lực gồm 6 nồi hơi cung cấp tổng công suất 94.000 KW cùng 4 turbine hơi nước cho tốc độ di chuyển tối đa 32 hải lý/h.
Thiết bị điện tử gồm radar cảnh giới đường khôngDRBV-23B, radarbắt thấp và trinh sát bề mặt DRBV-50, radar quét cự ly gần NRBA-50, radar dẫn đường hàng hải DRBN-34, radar điều khiển hỏa lực DRBC-31, cùng với 2 radar trinh sát 3DDRBI-10.
Sức mạnh của chiếc Clemenceau nằm ở 40 máy bay có thể mang theo. Khối tiêm kích bao gồm 15Super Étendard, 4Étendard IVP, 8F-8E(FN) Crusader,8 máy bay chống tàu ngầm Alizé; khối trực thăng gồm 2 Dauphin Pedro và 2 Super Frelon.
Ngoài ra tàu còn được trang bị 8 pháo 100 mm (sau này thay bằng 2 bệ phóng tên lửaSACP Crotale EDIR với 52 đạn) cùng5 súng máy hạng nặng 12,7 mm.
Chiến đấu cơ Super Étendard trên boong tàu sân bay Clemenceau. Ảnh: War History Online.
Nhiều tờ báo nước ngoài đưa tin, thời điểm cuối năm 1995, Pháp đã đề nghị "tặng" Hải quânTrung Quốcchiếc Clemenceau, đổi lại họ muốn giành được hợp đồng hiện đại hóa hệ thống radar, thông tin liên lạc (có thể cả phi đội Super Étendard đi kèm).
Tuy nhiên sau đó thương vụ đã đi vào bế tắc, khả năng lớn là do chịu ảnh hưởng của lệnh cấm vận vũ khí mà Liên minh châu Âu áp đặt lên Bắc Kinh.
Không tìm được đối tác để chuyển giao, Hải quân Pháp đã quyết định tháo dỡ chiếc Clemenceau, công việc kéo dài trong 2 năm 2009 - 2010 thì hoàn thành. Hiện tại trong lớp tàu sân bay này vẫn còn "người em" của R98 - chiếc Foch còn hoạt động trong biên chế Hải quân Brazil dưới tên gọi Sao Paulo (số hiệu A12).
Còn đối với Trung Quốc, nước này quyết định đổi mục tiêu sang chiếc tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay Varyag đang đóng dở tại Ukraine, họ đã mua lại con tàu vào năm 1998, kéo về xưởng đóng tàu tại Đại Liên để hoàn thiện thành chiếc Liêu Ninh như hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo