Quốc tế

Ca mắc mới tại Thái Lan có dấu hiệu chững lại, số ca nhiễm biến thể Delta ở Campuchia tiến tới 4 chữ số

Đến sáng 23/8, thế giới có trên 212,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,44 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

COVID-19 ở Indonesia: Tử vong tại nhà tăng dù hàng nghìn giường bệnh còn trống / COVID-19 tới 6h sáng 16/8: Iran, Nhật Bản báo động ca nhiễm mới; Israel tăng vọt bệnh nhân nặng

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 38,5 triệu ca mắc và gần 645.000 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 22.900 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 22/8, nước này ghi nhận hơn 25.400 ca mắc mới COVID-19 và 385 trường hợp tử vong. Hiện tổng cộng trên 32,4 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 434.700 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 574.200 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 20,5 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Thụy Điển tiếp tục khiến thế giới phải ngạc nhiên với cách chống dịch COVID-19 mà không dùng biện pháp phong tỏa hay giãn cách xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là số ca COVID-19 tính trên đầu người ở Thụy Điển cao hơn hầu hết các nước khác và trường hợp tử vong vì COVID-19 ở nước này cao gấp nhiều lần những nước láng giềng. Tính đến nay, cứ 100 người Thụy Điển thì có khoảng 11 người đã mắc COVID-19 và cứ 10.000 người ở nước này thì có khoảng 145 ca tử vong vì COVID-19, gấp 8 lần ở Phần Lan và gấp gần 10 lần so với Na Uy.

Hiện Thụy Điển ghi nhận trên 1,1 triệu ca mắc và hơn 14.6000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19.

Ngày 22/8, bang đông dân nhất Australia là New South Wales với thủ phủ là Sydney đã báo cáo số ca nhiễm cao nhất từ trước tới nay, lên tới 830 ca bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của chính quyền. Trong khi đó, bang đông dân thứ 2 là Victoria cũng ghi nhận 65 ca mắc COVID-19 khi đang áp dụng lệnh phong tỏa lần thứ 6 kể từ khi bắt đầu đại dịch. Sự bùng phát ngày càng tăng của biến thể Delta có khả năng lây truyền cao được xem là nguyên nhân của các ca nhiễm mới tăng nhanh tại Australia.

Cuối tháng 7/2021, Chính phủ Australia đã công bố kế hoạch xác định phong tỏa là một chiến lược quan trọng để dập tắt dịch bệnh bùng phát, cho đến khi 70% dân số được tiêm chủng và dần dần mở cửa lại cho việc đi lại trong và ngoài nước khi tỷ lệ này đạt 80%.

Ca mắc mới tại Thái Lan có dấu hiệu chững lại, số ca nhiễm biến thể Delta ở Campuchia tiến tới 4 chữ số - Ảnh 1.

Ngày 22/8, bang New South Wales đã báo cáo số ca nhiễm cao nhất từ trước tới nay. (Ảnh: AP)

Dù số ca mắc mới tăng cao nhất từ trước đến nay nhưng Thủ tướng nước này đã chỉ thị chính quyền các bang và vùng lãnh thổ tiếp tục theo đuổi lộ trình chống dịch COVID-19 hiện tại. Ngày 22/8, nước này ghi nhận 915 ca mắc mới COVID-19, mức cao kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp. Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng, biện pháp phong tỏa sẽ được duy trì cho đến khi 70% dân số trưởng thành của nước này đã tiêm phòng đầy đủ.

Phong tỏa là một yếu tố chính trong chiến lược kiểm soát dịch COVID -19 của Chính phủ Australia. Trong lộ trình chống dịch gồm 4 giai đoạn được nội các nước này thông qua, việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 cần được thực hiện mạnh mẽ nhất trong giai đoạn đầu. Biên giới nước này sẽ dần được mở lại khi miễn dịch cộng đồng đạt mức 80%.

Tại Tel Aviv, Chính phủ Israel ngày 22/8 sẽ bắt đầu một chiến dịch xét nghiệm đại trà đối với tất cả trẻ em từ 3 đến 12 tuổi trên cả nước nhằm phân luồng học sinh trước ngày khai giảng. Theo kế hoạch, toàn bộ khoảng 1,4 triệu học sinh từ 3 - 12 tuổi tại Israel sẽ được xét nghiệm kháng thể với virus SARS-CoV-2, nhóm đối tượng vẫn chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19. Nhiều khả năng một phần trong số này đã từng bị nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh. Nếu vậy, các em sẽ được cấp chứng nhận “Thẻ Xanh” để được miễn cách ly hoặc xét nghiệm trong các trường hợp có tiếp xúc với F0 hoặc khi tham gia các sự kiện đông người.

Bất chấp chiến dịch tiêm phòng hiệu quả, số lượng ca nhiễm mới COVID-19 tại Israel vẫn tăng mạnh trong tuần qua ở mức trên 6.000 ca/ngày, số ca nặng đã vượt con số 600.Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Israel đang ở mức đáng lo ngại. Theo số liệu của Bộ Y tế Israel, chỉ tính riêng trong ngày 22/8, nước này đã ghi nhận 3.885 ca bệnh mới và 55 người tử vong do COVID-19. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Israel đã ghi nhận tổng cộng hơn 990.400 ca lây nhiễm và số bệnh nhân sẽ nhanh chóng vượt qua mốc 1 triệu người trong vài ngày tới.

Ngày 22/8, Philippines thông báo ghi nhận 16.044 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này. Theo Bộ Y tế Philippines, các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, là một trong những nguyên nhân dẫn tới làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 hiện nay. Ngoài ra, việc người dân không tuân thủ quy định phòng dịch, truy vết và phát hiện chậm cũng góp phần làm dịch bệnh lây lan.

 

Philippines ghi nhận tổng cộng hơn 1,8 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 31.800 người tử vong.

Bộ Y tế Lào ngày 22/8 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 305 ca mắc mới COVID-19; trong đó ngoài 224 người nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 81 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là số ca lây nhiễm trong cộng đồng tiếp tục tăng cao, trong đó, Savanankhet là tỉnh ghi nhận nhiều ca cộng đồng nhất với 52 ca.

Trước tình hình trên, Ủy ban chuyên trách trung ương về phòng chống dịch COVID-19 của Lào đã chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động giám sát đường biên giới để ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép có nguy cơ mang theo dịch bệnh vào trong nước, đồng thời tăng cường giáo dục nhận thức về dịch bệnh cho người lao động đang được điều trị hoặc đang ở trong các khu cách ly. Chính phủ Lào cũng kêu gọi người dân theo dõi và báo cáo trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp hoặc vi phạm biện pháp phòng chống dịch để có hình thức xử lý kịp thời.

Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới12.469 người, trong đó có 11 trường hợp tử vong.

Kể từ ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên được phát hiện tại Campuchia vàongày 31/3 vừa qua, đến ngày 19/8, tổng số ca nhiễm biến chủng nguy hiểm này tại Campuchia đã tăng mạnh lên 836 người, trong đó có tới 121 trường hợp được ghi nhận chỉ trong hai ngày 18 và 19/8.

 

Bộ Y tế Campuchia cho, biết biến thể Delta tiếp tục lây lan trong cộng đồng trên hầu khắp đất nước, đặc biệt tại các tỉnh Phnom Penh, Oddar Meanchey, Siem Reap, Preah Vihear, Kampong Cham, Kampong Thom, Kandal và Banteay Meanchey. Hiện chỉ còn hai tỉnh chưa bị biến thể này tấn công là Kep và Kratie.

Ca mắc mới tại Thái Lan có dấu hiệu chững lại, số ca nhiễm biến thể Delta ở Campuchia tiến tới 4 chữ số - Ảnh 2.

Số ca mới COVID-19 ở Thái Lan đã qua mức đỉnh. (Ảnh: AP)

Ngày 22/8, Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 Thái Lan (CCSA) cho biết, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 19.014 ca mắc mới và 233 bệnh nhân không qua khỏi. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, đến nay Thái Lan ghi nhận tổng cộng hơn 1 triệu ca mắc, trong đó 839.855 người đã khỏi bệnh và 9.320 trường hợp thiệt mạng.

Người phát ngôn của CCSA trước đó cho biết, mặc dù tình hình dịch bệnh ở nước này vẫn còn đáng lo ngại nhưng có những dấu hiệu tích cực cho thấy, số ca mới đã qua mức đỉnh và có thể sẽ tăng chậm trong thời gian tới. Chính phủ Thái Lan đang cố gắng đảm bảo có nhiều vaccine hơn và đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng để tạo được miễn dịch cộng đồng. Nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% dân số gần 70 triệu người vào cuối năm nay. Theo CCSA, tính đến ngày 21/8, Thái Lan đã thực hiện tiêm chủng hơn 26,7 triệu liều vaccine, với 8,5% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ.

Để ứng phó làn sóng dịch COVID-19, Thái Lan đang siết chặt các biện pháp kiểm soát và đẩy nhanh tiêm chủng. Nước này đang có kế hoạch sẽ tiêm vaccine cho trẻ em từ năm 2022. Bộ Y tế Thái Lan cho biết sẽ mua 120 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em gồm nhiều chủng loại, trong đó có ít nhất 50 triệu liều Pfizer, 50 triệu liều AstraZeneca. Ngoài tiêm chủng cho trẻ em, số vaccine này cũng được dự tính dùng cho việc tiêm chủng tăng cường nhằm tăng khả năng miễn dịch. Chiến dịch tiêm chủng của Thái Lan đã dần tăng tốc, riêng 2 tuần qua, trung bình mỗi ngày nước này tiêm chủng được cho 500.000 người.

 

Tại Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo cùng ngày thông báo có thêm 4.392 ca mắc mới COVID-19, đánh dấu ngày Chủ nhật ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước tới này. Con số này vượt qua mức 4.295 ca mắc mới được ghi nhận vào Chủ nhật tuần trước (15/8), đã giảm so với 5.074 ca mắc mới được báo cáo 1 ngày trước đó.

Theo giới chức Tokyo, tỷ lệ mắc COVID-19 trung bình trong 7 ngày qua là 4.732,9 ca/ngày, tăng 11% so với tuần trước. Số bệnh nhân mắc COVID-19 có các triệu chứng nghiêm trọng đã tăng thêm 1 người từ ngày 21/8 lên 271 người. Ngày 21/8, Nhật Bản ghi nhận thêm 25.492 ca mới. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới ở nước này ở trên ngưỡng 25.000 ca/ngày. Đáng chú ý, có tới 9 trong tổng số 47 tỉnh, thành ghi nhận số ca mới cao kỷ lục.

Mặc dù các nhà tổ chức đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch COVID-19, nỗi lo dịch bệnh vẫn đang bao trùm lên Đại hội thể thao người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 24/8. Ngày 22/8, Ban tổ chức Paralympic Tokyo thông báo sẽ siết chặt các quy định phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới tại Nhật Bản tăng vọt.

Nhân viên phục vụ lưu trú tại làng vận động viên phải xét nghiệm hàng ngày, quy định đi lại với những người tham gia sự kiện cũng được siết chặt. Những người liên quan tới Paralympic không được ăn chung hay nói chuyện với nhau tại các cơ sở tổ chức sự kiện, khách sạn lưu trú. Tới nay, Ban tổ chức đã ghi nhận 131 ca mắc COVID-19 liên quan sự kiện thể thao trên, hầu hết là đội ngũ phục vụ.

Chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốcđã cách ly hàng trăm người để ngăn chặn một đợt bùng phát COVID-19 mới sau khi phát hiện các ca mắc là các nhân viên bốc dỡ hàng ở sân bay. Theo đó, khoảng 120 người có tiếp xúc gần (F1) với 5 nhân viên mắc COVID-19 làm việc tại sân bay quốc tế Phố Đôn đã được đưa đi cách ly, cùng với hàng trăm người khác có tiếp xúc với nhóm F1.

 

Ngày 22/8, Trung Quốc đại lục thông báo ghi nhận 32 ca mắc mới. Đến nay, tổng số người nhiễm bệnh ở nước này là 94.631, bao gồm 4.636 trường hợp thiệt mạng.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm