Quốc tế

Cả phi đội MiG-29 Ukraine biến mất bí ẩn

Theo Defense Express, tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine vừa biến mất một cách bí ẩn khi đang tiến hành nâng cấp lên chuẩn mới.

Trung Quốc ước tính số lượng MiG-29 Nga đã cung cấp cho Syria / Israel tấn công phủ đầu vào tiêm kích MiG-29 không quân Syria vừa tiếp nhận từ Nga

Vụ đánh cắp xảy ra tại Nhà máy sửa chữa hàng không Lvov và được cho là một nhóm người chưa xác định thuộc bên nào thực hiện với chiếc MiG-29 đang thay thế phụ tùng và nâng cấp mới lên chuẩn NATO.

Việc bị mất thêm 1 chiếc MiG-29 đã nâng tổng cộng số máy bay loại này bị đánh cặp trong thời gian qua lên tới con số 20 chiếc. Dù mất với số lượng lớn nhưng các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định chính xác lực lượng nào thực hiện những phi vụ này và số máy bay này được đưa đi đâu.

Ca phi doi MiG-29 Ukraine bien mat bi an
Tiêm kích MiG-29 Ukraine.

"Những gì còn lại từ chiếc máy bay bị đánh cắp là một số phụ tùng vương vãi trên sàn. Hiện toàn bộ quá trình nâng cấp MiG-29 của Không quân Ukraine đã phải ngừng lại để phục vụ công tác điều tra", một vị đại diện của Nhà máy Lvov cho biết.

Được biết, trước khi những chiếc MiG-29 Ukraine biến mất một cách bí ẩn, hồi năm 2015, một vụ việc tương tự cũng đã xảy ra với loại máy bay An-32 có kích thước lớn hơn nhiều.

Cụ thể, năm chiếc trong tổng số 40 máy bay An-32 của Ấn Độ được gửi tới Ukraine để sửa chữa và nâng cấp đã biến mất mà không để lại một chút dấu vết nào.

Quay lại với những chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine, để những chiếc tiêm kích này đạt chuẩn NATO, nhiều nhà thầu tại Ukraine cùng tham gia vào gói nâng cấp. Trong đó Công ty Novator của Ukraine được giao nhiệm vụ tích hộp hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 dành riêng cho MiG-29 và cả Su-27 thuộc biên chế Không quân nước này.

Khi hoàn thành nâng cấp, SPS-2000 sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.

 

Hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.

Dù được sản xuất tại Ukraine cách đây vài năm nhưng cho đến hiện tại SPS-2000 mới bắt đầu được trang bị trên các máy bay quân sự của Không quân Ukraine, một phần trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của nước này.

Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine sở hữu một lực lượng Không quân hùng mạnh nhất nhì châu Âu. Năm 1992, khi Không quân Ukraine được thành lập, trên lãnh thổ nước này có 04 tập đoàn quân Không quân và 01 tập đoàn quân Phòng không,10 sư đoàn Không quân, 49 trung đoàn Không quân, 11 biên đội Không quân độc lập.

Tổng cộng có 600 đơn vị với hơn 2.800 máy bay các loại. Nếu tính về số lượng máy bay thì Không quân Ukraine năm 1992 là Không quân lớn nhất Châu Âu và thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông hoặc đã bị thanh lý hoặc đưa vào "bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật".

 

Mặc dù vậy, chỉ với số chiến đấu cơ này, khi được tích hợp hệ thống theo chuẩn NATO, chúng sẽ trở nên rất mạnh với vũ khí mới thay vì kho vũ khí nghèo nàn có từ thời Liên Xô đang có mặt trong Không quân Ukraine.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm