Quốc tế

Các dự án phát triển tên lửa siêu thanh đầy hứa hẹn của Mỹ

Hồi cuối tháng 3, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall đã thừa nhận rằng cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh ARRW mới nhất không thành công mặc dù đã đạt được một số mục tiêu.

Ukraine tiết lộ hạn chế của MiG-29, Kiev khó giành ưu thế trên không trước Nga / Xung đột Nga - Ukraine: "Kẻ thù" lớn nhất của Kiev là thời gian

Chú thích ảnh

Ảnh minh hoạ phương tiện siêu thanh trên không. Ảnh:Raytheon Technologies

Theo đài Sputnik (Nga), phát biểu trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, ông Andrew Hunter, Trợ lý phụ trách thu mua của Lực lượng Không quân Mỹ (USAF), cho biết lực lượng dự định chấm dứt dự án vũ khí siêu thanh do Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin phát triển.

Theo ông Hunter, USAF đang có ý định theo đuổi dự án mua vũ khí siêu thanh ARRW thế hệ tiếp theo, mặc dù loại vũ khí này cần phải tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm bổ sung để thu thập dữ liệu quan trọng.

Ông Hunter từ chối giải thích lý do Lực lượng Không quân Mỹ từ bỏ dự án Lockheed, nhưng động thái này diễn ra sau khi Bộ trưởng Không quân Frank Kendall thừa nhận rằng cuộc thử nghiệm ARRW gần đây đã thấy bại vì dịch vụ “không nhận được dữ liệu cần thiết”.

Vậy khi án Lockheed dường như đang đi vào bế tắc, USAF đang kỳ vọng vào chương trình vũ khí siêu thanh mới nào?

ARRW là gì?

 

AGM-183 ARRW - Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không - là tên lửa không đối đất siêu thanh, có thể di chuyển với tốc độ tối đa hơn Mach 5 (hơn 1.656 m/s) và có phạm vi hoạt động lên tới 1.600 km.

Loại vũ khí này sử dụng một hệ thống lướt - đẩy. AGM-183 ARRW đượcđẩy tới tốc độ siêu vượt âm bởi tên lửa gắn trên đó trước khi lướt về phía mục tiêu.

ARRW trị giá bao nhiêu?

Đầu năm nay, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính việc sản xuất chung 300 ARRW (có sự tham gia của Lockheed) sẽ tốn tới 14,9 triệu USD/tên lửa. Còn chi phí của cả dự án là 5,3 tỷ USD, bao gồm việc tích hợp nền tảng và 20 năm duy trì.

Vẫn chưa rõ Lầu Năm Góc đã “bơm” bao nhiêu tiền để thực hiện các cuộc thử nghiệm ARWW, trước khi quyết định loại bỏ dự án này. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm có thể “ngốn” một khoản tiền khổng lồ.

 

Điều gì sẽ xảy ra sau khi dự án Lockheed kết thúc?

Chú thích ảnh

Chiếc B-52H Stratofortress chuẩn bị tiến hành chuyến bay thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh phóng trên không AGM-183A siêu thanh tại Căn cứ Không quân Edwards, California, tháng 8/2020. Ảnh: Không quân Mỹ/Defense News

Sau khi Không quân Mỹ tuyên bố sẽ không theo đuổi chương trình vũ khí siêu vượt âm do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall đã nói rõ rằng Không quân Mỹ đang thực hiện cam kết mạnh mẽ hơn với sáng kiến khác, đó là Tên lửa Hành trình tấn công siêu thanh (HACM) được phát triển bởi đối thủ Raytheon.

Ông Kendall chỉ ra rằng: “Chúng tôi nhận thấy vai trò nhất định của tên lửa Raytheon bởi nó tương thích với nhiều máy bay của chúng tôi hơn, và nó sẽ mang lại cho chúng tôi nhiều khả năng chiến đấu hơn về tổng thể”.

Dường như ông Kendall đang đề cập đến vũ khí tự phóng của Raytheon, trong khi ARRW được phóng từ tên lửa trước khi đầu đạn tách ra và phóng với tốc độ siêu thanh tới mục tiêu.

 

Tên lửa HACM là gì?

HACM do Raytheon phát triển là vũ khí siêu thanh chạy bằng động cơ phản lực dòng thẳng siêu âm (scramjet), được chế tạo với sự hợp tác của Northrop Grumman.

Tên lửa này là sự kế thừa của án vũ khí siêu thanh HAWC và SCIFiRE. HACM được thiết kế để tấn công các mục tiêu có giá trị cao trong môi trường khắc nghiệt từ khoảng cách xa. Giống như ARRW, tốc độ tối đa của HACM là trên Mach 5, trong khi phạm vi hoạt động của nó lên tới khoảng 1.609 km.

Hồi tháng 9/2022, Không quân Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 985 triệu USD với Raytheon để phát triển HACM, được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng Northrop Grumman.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles Q. Brown Jr., đã mô tả HACM là “minh chứng điển hình cho nỗ lực phát triển và tích hợp các khả năng chiến đấu cùng với các đối tác ngay từ đầu”.

 

“HACM sẽ giúp các chỉ huy sự linh hoạt hơn về mặt chiến thuật để triển khai các máy bay chiến đấu, nhằm bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian gặp rủi ro trong khi vẫn duy trì các máy bay ném bom cho các mục tiêu chiến lược khác”, ông Charles Q. Brown Jr., tuyên bố.

Những dự án siêu thanh hứa hẹn khác

Chú thích ảnh
Bản vẽ Tên lửa hành trình tấn công siêu thanh (HACM). Ảnh: Raytheon Missiles & Defense.

Ngoài ARRW và HACM, Quân đội Mỹ cũng đã phát triển dự án vũ khí tấn công siêu thanh thông thường (CPS) và vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW).

CPS là dự án sắp tới của Lầu Năm Góc do Hải quân và Lục quân cùng phát triển với sự hợp tác của Lockheed.

Theo Hải quân Mỹ, hệ thống vũ khí CPS “sẽ cung cấp khả năng tấn công tấn công thông thường siêu thanh, bằng quỹ đạo lướt - đẩy, để tấn công các mục tiêu sâu trong đất liền, thời gian quan trọng, trong môi trường khắc nghiệt.”

 

Hải quân Mỹ định bắt đầu triển khai hệ thống này trên các tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt vào năm tài chính 2025 và tàu ngầm lớp Virginia vào năm tài chính 2028. Trong khi đó, Lục quân Mỹ sẽ vận hành một biến thể CPS trên bộ.

LRHW do Dynetics và Lockheed phát triển, là vũ khí siêu thanh đất đối đất tầm trung, bao gồm một tên lửa đẩy lớn mang Phương tiện Lướt siêu vượt âm chung (C-HGB). Khi phương tiện đẩy đạt đến độ cao và tốc độ phù hợp, nó sẽ phóng C-HGB, lướt ở tốc độ siêu thanh khi lao tới mục tiêu.

Quân đội Mỹ dự định triển khai LRHW trong một khẩu đội 8 tên lửa gồm 4 xe tải M983 và xe kéo, mỗi xe chứa 2 hai tên lửa trong bộ phóng cùng với xe chỉ huy.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm