Các hố sụt đang nuốt chửng thủ đô Tehran của Iran
Ấn Độ giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh / EU sắp có cơ chế để miễn nhiễm lệnh trừng phạt của Mỹ
Mặt đất nứt ra là do khủng hoảng nguồn nước trầm trọng do sự bùng nổ dân số ở thành phố này. Suốt 3 thập kỉ nay, Tehran đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và dần trở nên sa mạc hóa. Tính cả vùng ngoại thành thì dân số của thành phố này xấp xỉ 15 triệu người.
Thành phố ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngầm khiến cho mỗi năm nguồn nước này lại bị mặn hơn. Ngoài ra, một lượng lớn nguồn nước còn phải chuyển sang phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp vốn đã thiếu nay càng khát nước hơn.
Hậu quả là toàn bộ nền đất ở Tehran đang lún sụt. Theo thông tin của Chính phủ Iran, từ độ cao 1.200 m so với mực nước biển, thành phố đang lún trung bình mỗi năm 22 cm. Một nghiên cứu độc lập khác lấy số liệu đo đạc từ vệ tinh cũng cho kết quả tương tự là 25 cm.
Đất lún làm nứt vỡ các tòa nhà và đường ống nước, tạo ra các hố lộ thiên trên mặt đất khô cằn và những khe nứt dài hàng km. Người dân rất lo ngại các tòa nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Sân bay, nhà máy lọc dầu, đường cao tốc và đường tàu trong khu vực đều bị đe dọa.
Theo hãng tin AP, để tình hình nghiêm trọng đến mức này một phần là do Iran bị quốc tế cấm vận kinh tế. Iran buộc phải tự cung tự cấp thực phẩm cho người dân trong giai đoạn khủng hoảng và do đó nguồn nước cũng bị sử dụng đến cạn kiệt.
Lún sụt nền đất gây ra một số thiệt hại vĩnh viễn, ngay cả sau những đợt mưa dài ngày thì đất vẫn không thể hồi phục lại được. Điều đó cho thấy nhiều khả năng là đá ngậm nước ở khu vực này đã mất đi khả năng thấm nước trước kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Hạn hán và bơm hút nước ngầm quá mức ở Malard, tây Tehran, gây ra khe nứt lộ thiên hôm 8/1/2019.