Các loại tên lửa chống hạm Iran đủ sức khiến Mỹ 'khóc thét'
Một lần nữa chỉ biết thán phục những người Iran, dù trong vòng bao vây cấm vật khắc nghiệt họ cũng chế tạo ra đủ loại vũ khí hiện đại, trong đó có dàn tân lửa chống hạm mà nhiều quốc gia trên thế giới "mơ không có".
Vì sao tên lửa Oniks hoàn toàn vắng bóng trên tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga? / Iran lên tiếng về thông tin Mỹ tấn công mạng làm tê liệt hệ thống tên lửa
Đầu tiên phải kể đến tên lửa chống hạm Nasr-1 của Iran, đây là loại tên lửa chống hạm được Iran sao chép bất hợp pháp từ phiên bản C-704 của Trung Quốc. Về cơ bản loại tên lửa chống hạm tầm ngắn cỡ nhỏ này có thể hạ gục mọi tàu có trọng tải từ 1500 tấn trở xuống. Nguồn ảnh: Commons.
Tên lửa có trọng lượng tổng cộng 350 kg, dài 3,5 mét nhưng mang theo đầu đạn nặng tới 150 kg. Nguồn ảnh: Commons.
Do có đầu đạn quá nặng, lượng nhiên liệu mà Nasr-1 mang theo chỉ đủ để phóng quả tên lửa này bay xa tối đa 35 km ở tốc độ khoảng Mach 0,9. Nguồn ảnh: Commons.
Với những mục tiêu có khoảng cách từ 30 km trở lên, Iran có loại tên lửa chống hạm khác mang tên Noor. Đây cũng được xem là loại tên lửa được Iran nhái lại từ tên lửa C-802 của Trung Quốc bằng kỹ thuật đảo ngược công nghệ. Nguồn ảnh: Commons.
Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa từ 30 tới 170 km, sử dụng động cơ phản lực và có khả năng bay thấp sát mặt nước, đảm bảo cực kỳ khó bị phát hiện và rất khó bị đánh chặn bằng các phương pháp thông thường. Nguồn ảnh: Commons.
Thậm chí Iran còn chế tạo ra cả phiên bản xuất khẩu cho Noor với tầm bắn tối đa được hạ xuống còn 120 km. Nguồn ảnh: Commons.
Tiếp theo là loại tên lửa hành trình chống hạm tầm trung mang tên Qader. Loại tên lửa này có tầm hoạt động lên tới 300 km và là một trong những loại tên lửa chống hạm hiếm hoi do Iran tự nghiên cứu và sản xuất thay vì đi nhái lại của nước ngoài. Nguồn ảnh: Commons.
Loại tên lửa này được cho là có khả năng mang theo một đầu đạn nặng 200 kg, bay ở độ cao dưới tầm radar, có hệ thống lái tự động hiện đại, hệ thống định vị tiên tiến, có kha rnawng hẹn giờ phóng và có thể phóng được từ trên bộ, trên biển hoặc trên không. Nguồn ảnh: Commons.
Độ cao khi bay của Qader có thể đạt tới chỉ 3 - 5 mét so với mực nước biển. Ở độ cao này, gần như mọi hệ thống radar phòng không sẽ bất lực trong khi đó radar quét mặt biển lại không thể bám theo một mục tiêu có tốc độ nhanh như Qader. Nguồn ảnh: Commons.
Cuối cùng là tên lửa Persian Gulf - Vịnh Ba Tư. Đây là loại tên lửa có tầm bắn lên tới 300 km được xây dựng dựa trên thiết kế của tên lửa Fateh-100 trước đó do Iran sản xuất. Nguồn ảnh: Commons.
Dù tầm bắn không quá nổi trội nhưng lượng thuốc nổ mà Vịnh Ba Tư mang theo lại là cực lớn, lên tới 650 kg kèm theo đó là hệ thống dẫn đường hiện đại và tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: Commons.
Lượng thuốc nổ này đủ để đánh chìm những khu trục hạm hay thậm chí là tuần dương hạm. Với các tàu sân bay, 650 kg thuốc nổ khó có thể đánh chìm được nó nhưng đảm bảo sau khi "dính" quả tên lửa này, mọi tàu sân bay sẽ phải quay đầu về cảng sửa chữa ngay lập tức. Nguồn ảnh: Commons.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo