Quốc tế

Cách Nga đáp trả khi Mỹ có Tomahawk trên cạn

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố đã sẵn sàng sản xuất loạt phiên bản tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên cạn.

Hé lộ hình ảnh tiêm kích F-35A vận hành ‘chế độ quái thú’ / Ấn Độ từ bỏ Su-35 trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt

Trang Defence-blog đã công bố hình ảnh trong chuyến thăm của Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Kiểm soát Vũ khí Marshall S. Billingslea với Văn phòng Năng lực Chiến lược tới cơ sở Lockheed Martin cho thấy, hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất đã được phát triển gần như hoàn chỉnh.

"Tên lửa hành trình tầm xa phóng từ mặt đất sẽ giúp đảm bảo vũ khí răn đe cho Mỹ và đồng minh ở châu Âu và châu Á có thể chống lại sự xâm lượng từ kẻ thù", đặc phái viên Billingslea nói.

CachNgadap trakhi My co Tomahawk tren can
Mỹ thử bản Tomahawk trên cạn.

Dù vị đặc phái viên không nói định danh vũ khí phát triển mới và hệ thống phóng của nó nhưng theo chuyên gia của Defence-blog, tên lửa đang được Mỹ phát triển là phiên bản trên cạn của Tomahawk và ống phóng được sử dụng tương tự hệ thống MK41 trên hạm.

Trước khi thông tin và hình ảnh Mỹ đang phát triển Tomahawk trên cạn được công bố, dòng tên lửa này đã được Mỹ thử nghiệm hồi cuối tháng 8/2019 - sau thời điểm Hiệp ước INF bị chấm dứt đúng 2 tuần.

Hiệp ước cấm Mỹ và Nga phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km.

Tên lửa của Tomahawk phiên bản trên cạn vừa được Mỹ phóng có chiều dài 6,4 m, đường kính thân 0,52 m và trọng lượng khi phóng 1.470 kg. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường và có thể lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61-12.

Tên lửa sử dụng động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn MK 106, có tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km. Mỗi hệ thống phóng tự hành trang bị 4 ống phóng mang theo 4 quả tên lửa tên lửa Tomahawk.

 

Giới quân sự Mỹ tin rằng, một khi dòng tên lửa này chính thức được trang bị thì Isknader-M - vũ khi chiến lược vốn đươc coi là công cụ răn đe đối phương của Nga không còn ý nghĩa bởi tầm bắn của tên lửa Mỹ lên tới 2.500 km trong khi đó tầm bắn xa nhất của Iskander-M chỉ vẻn vẹn 500km.

Nhưng khi dùng Tomahawk so với tầm bắn của Iskander-M, chắc hẳn người Mỹ đã quên 9M729 - dòng tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 được Nga phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm qua. Đây là phiên bản trên cạn của tên lửa Kalibr-NK.

Tên lửa 9M729 được thiết kế để có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng thủ đối phương bằng hành trình bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp. Tên lửa 9M729 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến trên 5.400km.

Đặc biệt, theo nguồn tin tình báo phương Tây, 9M729 còn được Nga phát triển với khả năng mang được đầu đạn hạt nhân. Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và đồng minh châu Âu đang phát sốt với tên lửa này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm