Quốc tế

Chế độ 'quái thú' khiến F-35 dễ bị bắn hạ

Theo Aviationist, việc F-35 treo lượng lớn vũ khí bên ngoài ở chế độ quái thú có thể khiến tiêm kích này đối mặt với nguy cơ lớn bị bắn hạ.

Dư luận quốc tế hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn ở Libya / Top 10 vũ khí đáng kinh ngạc của tương lai

Khi hoạt động ở chế độ quái thú, tiêm kích tàng hình F-35 có thể mang tối đa 6 quả bom thông minh GBU-31, cho nhiệm vụ tấn công mặt đất cùng hai tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và hai quả đạn AIM-9X Sidewinder để tự vệ.

Nhưng gần như tất cả chúng đều được trang bị trên những mấu treo bên ngoài thân, do đó sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tàng hình và dễ dàng khiến dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này lộ diện trước phòng không đối phương, nhất là những hệ thống S-400 của Nga.

Che do quai thu khien F-35 de bi ban ha
Tiêm kích F-35 mang vũ khí ở chế độ quái thú.

Vì vậy, khi hoạt động ở chế độ quái thú, chính F-35 đang tự đặt mình vào vòng nguy hiểm nếu tấn công đối phương với lượng vũ khí của chế độ quái thú. Cụ thể, nếu muốn tấn công mục tiêu mặt đất bằng bom GBU-31 bắt buộc F-35 phải xâm nhập vào vùng tác xạ của S-400.

Trong khi đó, ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn những tiêm kích tàng hình tối tân F-35 đã mất đi tính năng tàng hình (mang số vũ khí ở chế độ quái thú) khi chiến đấu cơ này chưa kịp khai hỏa.

Tình huống này đã được kiểm chứng hồi cuối tháng 5/2019 khi hệ thống S-300PMU2 Iran đã dễ dàng phát hiện tiêm kích F-35A Mỹ mang theo vũ khí ở chế độ quái thú xuất hiện gần biên giới Tehran.

Thông tin về vụ việc sau đó được Mỹ xác nhận nhưng không tiết lộ chi tiết về chuyến bay. Được biết, trước khi xuất hiện thông tin này, Không quân Mỹ đã cho đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh cho F-35A đồn trú tại căn cứ ở UAE cất cánh với đầy đủ vũ khí ở chế độ quái thú.

 

Phi đội chiến đấu cơ tàng hình với trang bị tối đa này xuất kích thực hiện huấn luyện trong khuôn khổ cuộc tập trận "Sứ mệnh răn đe" được tổ chức ở địa bàn tác chiến của Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), kéo dài từ Đông Bắc Phi cho tới Thổ Nhĩ Kỳ.

F-35 tại căn cứ Al Dhafra ở UAE thường thuộc biên chế của căn cứ Không quân Hill có trụ sở ở Utah. Đây chính là những chiến đấu cơ được Mỹ dùng trong vụ tham chiến đầu tiên của F-35 khi thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các phần tử khủng bố ở vùng Đông Bắc Iraq hồi đầu tháng 4/2019.

CENTCOM tiết lộ, khi hoạt động tại Trung Đông, F-35A có thể tham chiến theo hai chế độ là "tàng hình" và "quái thú". Dù ở chế độ nào, chúng cũng đều rất nguy hiểm và đối phương không thể đối phó. Tuy nhiên, giữa tuyên bố của CENTCOM và diễn biến thực tế cho thấy khác xa nhau.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm