Quốc tế

Câu trả lời của Mỹ cho "hỏa thần nhiệt áp" TOS-1 của Nga: 3 chương trình vũ khí bí ẩn?

Khi TOS-1A Buratino của Nga đã trở thành loại vũ khí cực kỳ hiệu quả chống lại các nhóm phiến quân thì câu hỏi được đặt ra là đối thủ của họ - người Mỹ đã "trả lời" theo cách nào.

Lockheed phát triển vũ khí tấn công tầm xa mới cho Không quân Mỹ / National Interest nêu tên vũ khí lợi hại nhất của Nga

Câu trả lời của Mỹ cho TOS-1?

Bổ sung hỏa lực hạng nặng lên khung gầm xe tăng là một giải pháp kỹ thuật và quân sự không mới.

Những xe cơ giới sử dụng duy nhất một vũ khí chính là pháo phản lực - tên lửa đạn đạo chiến thuật trên khung gầm xe tăng được coi là một loại "xe tăng đặc biệt" và là một "hướng đi riêng" trong hoạt động quân sự.

Những năm 1980, Liên bang Xô viết (và tiếp nối là Nga) hiện thực hóa điều này với sự ra đời của TOS-1 "Buratino", pháo phản lực nhiều nòng - vũ khí nhiệt áp đặt trên khung gầm của xe tăng T-72.

Điều này đặt ra câu hỏi về cách mà đối thủ của họ, người Mỹ đã "trả lời" người Nga theo hướng đi này như thế nào.

Câu trả lời của Mỹ cho hỏa thần nhiệt áp TOS-1 của Nga: 3 chương trình vũ khí bí ẩn? - Ảnh 1.

TOS-1 hành tiến cùng xe bọc thép trong Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan (1979-1989).

Các chương trình vũ khí của Không quân và Lục quân Mỹ

Vào năm 1981, Không quân Mỹ đã yêu cầu hai công ty là Vought và Lockheed tham gia chương trình phát triển thứ vũ khí có tên Hyper Velocity Missile/HVM (tạm dịch: Tên lửa siêu tốc) cho các cường kích A-10 Thunderbolt hoặc một biến thể cường kích của F-16 Fighting Falcon.

Cả hai công ty đã phát triển những nguyên mẫu HVM của riêng họ nhưng tính chất gần giống nhau và được thử nghiệm vào khoảng cuối tháng 6/1982 tại White Sands, New Mexico.

Tuy nhiên, do bất đồng trong các lực lượng vũ trang Mỹ, không quân đã đột ngột rút khỏi chương trình HVM vào khoảng năm 1987-1988.

May thay, Lục quân Mỹ cũng đang có một chương trình để các nhà sản xuất không lãng phí nguồn lực đã đầu tư, tuy nhiên nền tảng phóng của nó nằm trên mặt đất.

 

Advanced Antitank Weapon System/AAWS (tạm dịch: Hệ thống vũ khí chống tăng tiên tiến) được phát triển từ cuối những năm 1970 và được phân ra hai nhánh gồm AAWS-M (hạng trung - chủ yếu để trang bị cho bộ binh) và AAWS-H (hạng nặng - các nền tảng cơ giới hạng nặng).

Câu trả lời của Mỹ cho hỏa thần nhiệt áp TOS-1 của Nga: 3 chương trình vũ khí bí ẩn? - Ảnh 2.

Nguyên mẫu HVM.

Ở chương trình đầu tiên, các kỹ sư của Lockheed đã phát triển từ tên lửa HVM ra một nguyên mẫu chính thức AAWS-H được gọi là Loral Vouth LOSAT (Vũ khí chống tăng trong tầm nhìn) trên khung gầm xe bọc thép Bradley.

Nhưng cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, hướng nghiên cứu này đã được đánh giá là không cần thiết.

Nhưng hy vọng vẫn chưa tắt ở đó, vào năm 1998 Lockheed đã nhận được bản hợp đồng mới có thời hạn 7 năm để tiếp tục phát triển LOSAT với 5 năm nghiên cứu chế tạo và 2 năm thử nghiệm.

 

Câu trả lời của Mỹ cho hỏa thần nhiệt áp TOS-1 của Nga: 3 chương trình vũ khí bí ẩn? - Ảnh 4.

Loral Vouth LOSAT (trái) trên khung gầm xe bọc thép Bradley và MGM-166A trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ M8 AGS.

Trong vòng 5 năm này, tên lửa LOSAT đã được giảm kích cỡ và đạt được tốc độ khó tin 2.200 m/s. Với vận tốc này và được trang bị thanh xuyên, tên lửa sẽ tạo ra được 90 Joule năng lượng công phá (để so sánh, đạn APFSD bắn từ pháo nòng trơn 90mm chỉ tạo ra được gần 6 Joule).

Biến thể cải tiến này có ký hiệu quân sự chính thức vào năm 2002 là MGM-166A và đã nhận được một số đơn đặt hàng của Lục quân Mỹ.

Nhưng vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã một lần nữa ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển vũ khí của Lầu Năm Góc. Việc tiêu diệt khí tài thiết giáp đối phương không còn được coi là hướng đi ưu tiên khi vấn đề khủng bố quốc tế được đưa lên hàng đầu.

Và "chuyện gì phải đến, ắt sẽ đến", chương trình AAWS đã bị giải tán vào năm 2004. Điều này biến Nga trở thành quốc gia duy nhất hoàn thiện công nghệ và có kinh nghiệm vượt trội về thực chiến đối với loại "xe tăng đặc biệt" này.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm