Quốc tế

Châu Á tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới

Bất chấp sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế châu Á năm nay dự kiến sẽ đạt 4,5%.

Tên lửa hạt nhân Nga khó vượt qua hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? / Tên lửa AGM-88 HARM đã hết hạn gần 30 năm tham chiến

Tại châu Á, trong báo cáo thường niên về triển vọng kinh tế vừa được đưa ra tại Diễn Đàn châu Á Bác Ngao 2024, các chuyên gia cho rằng châu Á sẽ duy trì động lực tăng trưởng mạnh với triển vọng sáng sủa. Châu Á sẽ tiếp tục là khu vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về Báo cáo thường niên triển vọngkinh tế châu Á2024, Tổng thư ký Diễn đàn Bác Ngao cho biết, bất chấp sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế châu Á năm nay dự kiến sẽ đạt 4,5% - cao hơn con số của năm ngoái. Châu Á chiếm hơn 35% xuất khẩu toàn cầu và 43% thương mại thế giới.

Ông Li Baodong - Tổng thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao cho biết: "Chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự phân mảnh kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước COVID-19. Nền kinh tế các nước châu Á cũng đối mặt với nhiều biến động. Nhưng khu vực này vẫn đang cho thấy khả năng phục hồi kiên cường. Động lực tăng trưởng của châu Á sẽ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Saudi Arabia và nhiều nền kinh tế đang phát triển khác".

Châu Á tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế châu Á năm nay dự kiến sẽ đạt 4,5%. Ảnh minh họa.

Trên thực tế, dòng vốn FDI chạy vào nhiều nền kinh tế châu Á đang có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân là bởi làn sóng di chuyển nhà máy về gần nơi tiêu thụ hay các đạo luật khuyến khích mở công xưởng sản xuất bán dẫn tại Mỹ và châu Âu. Cách mạng công nghiệp xanh được là xem là lời giải để châu Á có thể giữ chân và thu dòng vốn FDI.

Ông Xu Zhibin - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết: "Từ góc độ toàn cầu và châu Á, những biến động vềdòng chảy FDIhiện nay được đánh giá là rất bình thường. Trung Quốc đang nỗ lực loại bỏ nhiều hạn chế với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, tiếp tục tăng độ mở trong lĩnh vực viễn thông - y tế, năng lượng xanh".

Bên lề sự kiện, Ngân hàng ADB cũng đã phát hành báo cáo phát triển bền vững - Tiến tới kỷ nguyên điện không phát thải carbon và thúc đẩy phát triển xanh ở châu Á. Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm nay sẽ có hơn 40 hội nghị chuyên đề xoay quanh các chủ đề kinh tế châu Á - thế giới, đổi mới công nghệ, quản lý xã hội, hợp tác quốc tế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm