Quốc tế

Châu Âu đề xuất cấm các hãng thời trang tiêu hủy quần áo

Nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ lệnh cấm các thương hiệu thời trang tiêu hủy quần áo không tiêu thụ được.

Bộ bài đặc biệt giúp binh sĩ Ukraine phân biệt vũ khí NATO và vũ khí của Nga / Lính Ukraine chiến đấu quyết liệt bảo vệ đường tiếp tế sinh tử cho Bakhmut

Đây là một nỗ lực giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp dệt may, vốn đóng góp 20% lượng phát thải khí nhà kính của EU. Các nước thành viên EU dự kiến sẽ bỏ phiếu về đề xuất vào ngày 22/5.

Đối với cácnhà bán lẻ thời trang, áo quần bị người tiêu dùng trả lại rất phức tạp để xử lý, do đó họ thường chọn cách tiêu hủy. Các thương hiệu thiết kế thời trang cũng thường xuyên tiêu hủy hàng tồn kho không bán được để ngăn chúng xuất hiện trên thị trường chợ đen.

Châu Âu đề xuất cấm các hãng thời trang tiêu hủy quần áo - Ảnh 1.

Nhiều thương hiệu thời trang và phụ kiện xa xỉ ở châu Âu thường đốt các sản phẩm không bán được như là cách để duy trì sự khan hiếm hàng hóa và tính độc quyền thương hiệu của họ. Ảnh: Business of Fashion

Nhà bán lẻ thời trang Burberry của Anh tiết lộ đã đốt lượng hàng hóa không bán được trị giá 28,6 triệu Bảng vào năm 2018. Hoạt động này sau đó đã dừng lại do vấp phải sự phản đối dữ dội. Các tổ chức bảo vệ môi trường chỉ trích đây là hành động lãng phí.

Năm 2017, thương hiệu thời trang H&M của Thụy Điển cho biết đốt 12 tấn áo quần không bán được mỗi năm kể từ năm 2013. Các thương hiệu thời trang và phụ kiện xa xỉ như Louis Vuitton, Coach, Michael Kors, Juicy Couture cũng chọn giải pháp này đối với hàng ế.

Đốt hàng tồn kho được cho là cách tiết kiệm chi phí nhất để các thương hiệu xa xỉ bảo vệ tính độc quyền và tránh làm giảm giá trị hình ảnh của họ. Thời trang xa xỉ là biểu tượng của địa vị, vì vậy, việc đốt hàng tồn kho dư thừa, thay vì bán giảm giá, sẽ duy trì giá trị và tính độc quyền của thương hiệu.

Nhiều thương hiệu cũng e ngại "thị trường xám", nơi hàng cao cấp chính hãng được mua với giá rẻ rồi bán lại. Richemont (Thụy Sĩ), công ty mẹ của các thương hiệu đồng hồ cao cấp như Cartier và Montblanc, đã vướng vào tranh cãi sau khi mua lại những chiếc đồng hồ không bán được trị giá gần 500 triệu Euro từ các nhà bán lẻ chỉ để tiêu hủy nhằm ngăn chặn chúng bị bán giảm giá ở mức quá rẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm