Bộ bài đặc biệt giúp binh sĩ Ukraine phân biệt vũ khí NATO và vũ khí của Nga
Ukraine tiết lộ hạn chế của MiG-29, Kiev khó giành ưu thế trên không trước Nga / Xung đột Nga - Ukraine: "Kẻ thù" lớn nhất của Kiev là thời gian
Theo tờ New York Times, đó chính là một bộ bài có thiết kế đặc biệt, có 52 lá bài in hình ảnh của các loại xe tăng, xe bọc thép chở quân, xe tải, pháo, các hệ thống vũ khí khác do NATO sản xuất, cùng với hai quân bài phăng teo.
Mỗi lá bài có một hình ảnh của một hệ thống vũ khí, cùng với tên vũ khí, quốc gia sản xuất, các nơi xuất khẩu…
Thiếu tướng Andrew Harshbarger, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Huấn luyện và Học thuyết của Lục quân Mỹ, cho biết ý tưởng này là giúp các binh sĩ Ukraine nhanh chóng xác định thiết bị của kẻ thù và phân biệt thiết bị của lực lượng bạn quân.
Trong một tuyên bố, ông Harshbarger không nói cụ thể rằng các quân bài mới nhằm mục đích hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Nhưng ông nói rằng bộ bài có thể được sử dụng trong các quân chủng và ở tất cả các cấp trong hệ thống chỉ huy, tập trung vào các thiết bị của NATO đã xuất hiện ở các quốc gia không thuộc NATO.
Hiện nay, các quốc gia NATO và các đồng minh đã bơm rất nhiều vũ khí vào vùng chiến sự Ukraine trong năm qua. Số vũ khí và viện trợ quân sự mà NATO đã cam kết gửi cho Ukraine ước tính trị giá 68 tỷ USD, phần lớn trong số đó là từ Mỹ. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào tháng 2/2022, Ukraine đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới.
Nhiều hệ thống vũ khí được in lên bộ bài mới đã được đưa tới Ukraine vào năm 2022 hoặc đang được sử dụng để huấn luyện quân đội Ukraine. Một số vũ khí vẫn đang trong diện xem xét để gửi cho Ukraine.
Không có hệ thống phân cấp rõ ràng về tầm quan trọng của các vũ khí trong bộ bài. Súng phòng không Gepard do Đức sản xuất là lá bảy bích. Đức đã gửi cho Ukraine hơn 30 hệ thống Gepard. Quân sáu nhép là hệ thống M142 HIMARS - một vũ khí của Mỹ đã giúp Ukraine giành lại lãnh thổ từ Nga vào mùa hè năm ngoái. Lựu pháo Caesar của Pháp được in trên quân hai cơ.
Hầu hết lá bài hình đều in các hệ thống của Mỹ: xe chiến đấu Bradley (Q cơ); xe tăng M1 Abrams (K nhép); và xe bọc thép chở quân M113 (quân Át bích). Một trong số các lá bài phăng teo in hình tên lửa vác vai Stinger do Mỹ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Một số lá bài có thể vô tình tiết lộ tên các quốc gia đã cố gắng che giấu thông tin về vũ khí mà họ đang gửi cho Ukraine.
Ví dụ như quân J cơ in hình một chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk do Mỹ sản xuất mà thông tin mới đây tiết lộ một trong số trực thăng đó thuộc sở hữu của các cơ quan tình báo quân đội Ukraine. Nhưng chính quyền Mỹ chưa bao giờ công bố là sẽ gửi Black Hawk tới Ukraine. Các quốc gia khác đã mua loại trực thăng này cũng chưa từng nói sẽ gửi cho Ukraine. Trên lá bài J cơ in tên Bahrain, Ai Cập, Jordan, Saudi Arabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Afghanistan.
Tương tự, Pháp được cho là vẫn chưa quyết định có gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc tới Ukraine hay không. Tuy nhiên, chiếc Leclerc được in trên hình quân tám cơ trong bộ bài mới.
Các lá bài này sẽ được in trong tháng tới và các quan chức Mỹ cho biết sẽ cung cấp bộ bài cho quân đội Mỹ, NATO và Ukraine. Binh sĩ Ukraine có thể sẽ cần bộ bài nhất để phân biệt các loại vũ khí, nhất là những loại mà họ vẫn đang học cách sử dụng.
Các bộ bài này cũng có thể giúp ích cho binh sĩ Mỹ và NATO khi họ chịu trách nhiệm nhận vũ khí từ khắp nơi trên thế giới và vận chuyển chúng vào Ukraine.
Lầu Năm Góc đã từng phát hành các bộ bài tương tự trước đây để giúp các lực lượng làm quen với các nhân tố chiến tranh.
Các bộ bài trước đó in hình thiết bị quân sự của Trung Quốc, Nga và Iran.
Ý tưởng này có từ thời ít nhất là trong Thế chiến thứ hai, khi có một bộ bài in hình ảnh các máy bay chiến đấu của các đồng minh của Mỹ và kẻ thù. Các quân bài in hình những người Iraq bị Mỹ truy nã gắt gao nhất và được phân phát trong thời gian Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003, trong đó có quân Át bích in hình lãnh đạo Saddam Hussein.
End of content
Không có tin nào tiếp theo