Quốc tế

Châu Âu “nóng lòng” khi Nga chờ cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 2

Nga cho biết nước này đang đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng qua Cơ quan Năng lượng Quốc tế, song một số chính trị gia châu Âu nhận định Moscow có thể làm nhiều hơn thế.

Vì sao Liên Xô chọn AK-47 và bán công nghệ súng trường SKS cho Trung Quốc? / Lãnh đạo các nền kinh tế giàu nhất thế giới đạt thỏa thuận lịch sử

Ngày 2/11, tập đoàn Gazprom của Nga đã từ chối dự trữ công suất để vận chuyển thêm khí đốt cho châu Âu từ tháng 1/2022. Điện Kremlin cho biết, Nga vẫn cam kết bắt đầu bơm thêm khí đốt sang châu Âu khi các thùng dự trữ trong nước được lấp đầy, phù hợp với chỉ thị mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra với Gazprom vào tuần trước.

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Nga chiếm 1/3 lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu và những quyết định của nước này có ý nghĩa quan trọng giữa thời điểm giá năng lượng khắp châu lục này tăng vọt, đánh trực tiếp vào các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Nga cho biếtnước này đang đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng qua Cơ quan Năng lượng Quốc tế, song một số chính trị gia châu Âu nhận địnhMoscow có thể làm nhiều hơn thế.

Gazprom đã từ chối dự trữ công suất để bổ sung khí đốt qua đường ống trung chuyển đi qua Ukraine và Ba Lan tới châu Âu từ tháng 1 - 9/2022 - một dấu hiệu cho thấy công ty này không có kế hoạch cung cấp nhiều hơn số lượng trong hợp đồng, ít nhất là qua 2 tuyến vận chuyển trên.

Moscow phủ nhận việc trì hoãn nguồn cung để gây sức ép với các nhà chức trách Đức nhằm thông qua đường ống dẫn khí mới - Dòng chảy phương Bắc 2.Dù vậy, theo Tổng thống Putin, khí đốt có thể bắt đầu vận chuyển qua đường ống mới từ Nga sang Đức qua biển Baltic vào ngày nó được thông qua.

Đức chưa thông qua đường ống trên cho tới đầu tháng 1/2022 nhưng nước này có thể đưa ra quyết định sớm hơn. Các nhà phân tích tại Jefferies Group trong một thông báo đánh giá, câu hỏi hiện nay là liệu có phải Nga chỉ cung cấp thêm khí đốt sẵn có qua Dòng chảy phương Bắc 2 hay không.

 

Dmitry Marinchenko, Giám đốc cấp cao tại Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings nhận định, Dòng chảy phương Bắc 2 dường như là lý do Gazprom trì hoãn cung cấp thêm khí đốt qua đường ống trung chuyển ở Ukraine hoặc qua đường ống Yamal đi qua Belarus.

Gazprom vẫn chưa đưa ra bình luận về việc này.

Giá khí tự nhiên ở châu Âu một vài thời điểm đã tăng tới 250% trong năm nay và vào đầu tháng 10, nó đã tăng gấp 8 lần khi nhu cầu tăng vọt trong những ngành kinh tế hồi phục mạnh mẽ từ cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra năm ngoái.

Nhu cầu mạnh mẽ tại châu Á và sản lượng năng lượng thay thế thấp hơn dự tính cũng là những nguyên nhân gây sức ép cho thị trường này. Các thương nhân cho rằng, việc Gazprom không cung cấp thêm khí đốt qua các đường ống trung chuyển ở châu Âu đang khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm