Chiếc trực thăng Nga bí ẩn trong trụ sở tình báo CIA
Trực thăng của Shoigu khiến Mỹ đau đầu / Đây sẽ là máy bay trực thăng trinh sát vũ trang thế hệ tiếp theo của quân đội Mỹ
Theo trang web của CIA, 15 ngày sau các cuộc tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, theo lệnh của Tổng thống George W. Bush, CIA đã triển khai một nhóm nhỏ thâm nhập thung lũng Panjshir của Afghanistan. Nhiệm vụ của nhóm: khởi động các hoạt động của Mỹ chống lại al-Qaida và những người ủng hộ Taliban. Chiến dịch JAWBREAKER là phản ứng đầu tiên của Mỹ đối với các cuộc tấn công 11/9. Đội JAWBREAKER gồm bảy sĩ quan CIA, ba máy bay và hai đối tác Afghanistan lên một chiếc trực thăng hạng nặng Mi-17 do Nga sản xuất. Phía Mỹ cũng thực hiện một số chỉnh sửa chiếc máy bay.
18 năm sau khi các thành viên của chiến dịch JAWBREAKER đặt chân đến Afghanistan, CIA tưởng niệm sứ mệnh đó với sự cống hiến của chiếc trực thăng Mi-17 đã đưa đội JAWBREAKER đi vào lịch sử. Với số đuôi 9-11-01, chiếc trực thăng Mi-17 được khôi phục hoàn toàn, nay đứng giữa những tán cây trong một không gian xanh rộng lớn phía đông bắc của Tòa nhà Trụ sở chính của CIA. Phong cảnh đá xung quanh chiếc trực thăng được thiết kế để mô phỏng cảnh quan Afghanistan.
Robert Byer, giám đốc và người phụ trách Bảo tàng CIA, cho biết: "Năm 2006, bảo tàng CIA bắt đầu thực hiện một cuộc triển lãm về vai trò của CIA dẫn đến Chiến dịch Tự do bền vững". Một bộ sưu tập nhỏ các bức ảnh và hiện vật từ những người tham gia các chiến dịch phản ứng sớm sau ngày 9/11 được gửi đến, trong đó có một bộ dụng cụ bay, bản đồ và thậm chí là một thiết bị buồng lái của trực thăng Mi-17. Gần như ngay sau đó, khoảng 10.000 bộ phận của chiếc máy bay đã được gửi đến Bảo tàng CIA.
Mùa thu năm 2018, Robert và các nhân viên của Bảo tàng CIA đã “đoàn tụ” thiết bị buồng lái duy nhất đó với 9.999 bộ phận còn lại của chiếc Mi-17 để chuyển đến khuôn viên CIA. “Giờ đây chúng tôi có câu chuyện đầy đủ về phản ứng của CIA đối với các cuộc tấn công vào đất Mỹ", ông Robert nói.
Gary Schroen, nhân viên CIA kỳ cựu, kể: Đội của ông hạ cánh xuống Afghanistan chỉ hai tuần sau các cuộc tấn công vào đất Mỹ. "Chiếc máy bay trông có vẻ thô kệch”, ông nói. "Nhưng đừng để bị lừa - người Nga đã chế tạo nó để phục vụ và tiện ích, thay vì vẻ ngoài và phong cách”. Ông mô tả chiếc máy bay trực thăng là một “xe ngựa chuyên dụng được thiết kế để trừng phạt” ai đó, đó là chính xác những gì CIA cần.
Trong cuộc chiến 8 năm ở Afghanistan, nhiều chiến binh Hồi giáo từng nói “chúng tôi không sợ người Nga, chúng tôi chỉ sợ những chiếc trực thăng của họ”. CIA sử dụng trực thăng Nga cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi chúng phù hợp để hoạt động trong môi trường sa mạc cát nóng hơn trực thăng Mỹ.
Gary kể lại sự rùng mình của chiếc trực thăng khi nó bắt đầu bay lên phía trên đèo Anjuman và lần đầu tiên vào Panjshir, một hồi ức khiến những người dũng cảm nhất cũng phải toát mồ hôi. Người, vũ khí, nhiên liệu, đạn dược và tất cả các thiết bị khác, đội biệt kích đã đẩy máy bay trực thăng đến các giới hạn của nó. Đây không phải là “công việc như thường lệ”, Gary Gary nhớ lại. “Chưa ai trải qua mối nguy hiểm mà chúng ta đang gặp phải”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Chiếc trực thăng Nga trong khuôn viên trụ sở Cơ quan tình báo CIA