Chiêm ngưỡng sinh nhật 80 tuổi hoành tráng của nhà máy trực thăng Nga
Siêu tăng Type 99 của Trung Quốc chỉ là hổ giấy và sự thừa nhận cay đắng? / Iran không có cơ hội chống đỡ nếu bị tiêm kích tàng hình F-35I Adir Israel tấn công?
Theo Baikalmediakonsulting, từ ngày 30/8 đến 1/9/2019, Công ty Cổ phần Máy bay trực thăng Ulan-Ude (Cộng hòa Buryatia, Liên bang Nga) đã diễn ra lễ kỷ niệm 80 năm thành lập. Ảnh: Ogorodnik A
Ulan-Ude hiện là một trong những nhà máy chế tạo trực thăng lớn nhất thế giới. Được thành lập từ năm 1939 với nhiệm vụ chỉ sửa chữa máy bay ném bom, đến năm 1970 nhà máy mới “bén duyên” với “nghề sản xuất trực thăng” và nhanh chóng chứng minh hiệu quả. Ảnh: Ogorodnik A
Đến nay, ước tính nhà máy đã sản xuất hơn 4.000 trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17 và một số sản phẩm máy bay cánh bằng như Su-25UB, Su-39. Ảnh: Ogorodnik A
Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 80, nhà máy đã tổ chức hàng loạt sự kiện bao gồm cả một triển lãm nội bộ, tập trận quân sự, biểu diễn hàng không, hòa nhạc… Ảnh: Ogorodnik A
Người dân khắp cả nước Nga được phép lên ngồi cabin buồng lái trực thăng hiện đại do Ulan-Ude sản xuất. Ảnh: Ogorodnik A
Trẻ em tự do leo trèo lên “cỗ máy chiến tranh” Mi-24P. Ảnh: Ogorodnik A
Ngay cả các dòng trực thăng mới như Mi-8AMTSh-VA hay Mi-171A2 cũng được giới thiệu trong ngày sinh nhật. Ảnh: Ogorodnik A
Trong ảnh, lực lượng lính dù Nga (VDV) tham gia buổi lễ kỷ niệm sinh nhật với màn tập trận bắn đạn thật hoành tráng. Ảnh: Ogorodnik A
Sở dĩ lính dù Nga tham gia lễ kỷ niệm vì trong tác chiến hiện đại, lực lượng đổ bộ đường không không chỉ đổ bộ từ máy bay vận tải cỡ lớn mà còn đổ bộ từ trực thăng. Ảnh: Ogorodnik A
Pháo phòng không ZU-23-2 đặt trên xe tải khai hỏa đẹp mắt. Ảnh: Ogorodnik A
Lựu pháo D30 122mm bắn “đỏ trời”. Ảnh: infpol.ru
Diễn tập “như thật”. Ảnh: infpol.ru
Ngoài ra, các phi công thử nghiệm của nhà máy còn tự mình thực hiện nhiều bài bay biểu diễn với trực thăng và các sản phẩm do Ulan-Ude sản xuất. Ảnh: infpol.ru
Trong ảnh là dòng máy bay vận tải hạng nhẹ Baikal do Ulan-Ude phát triển nhằm thay thế loại máy bay An-2 thời Liên Xô. Ảnh: infpol.ru
End of content
Không có tin nào tiếp theo