Quốc tế

Kinh ngạc “siêu thị vũ khí đa quốc gia” của Quân đội Malaysia

DNVN - Cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 62 năm Quốc khánh của Malaysia khoe số lượng vũ khí khổng lồ, do nhiều nước sản xuất mà Kuala Lumpur đã chi hàng chục tỷ USD để mua trong nhiều năm qua.

Siêu tăng Type 99 của Trung Quốc chỉ là hổ giấy và sự thừa nhận cay đắng? / Iran không có cơ hội chống đỡ nếu bị tiêm kích tàng hình F-35I Adir Israel tấn công?

Theo Malaymail, hôm 31/8/2019, nhân kỷ niệm 62 năm quốc khánh, Malaysia đã tiến hành cuộc diễu binh, diễu hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn người. Ảnh: dambiev

Theo Malaymail, hôm 31/8/2019, nhân kỷ niệm 62 năm quốc khánh, Malaysia đã tiến hành cuộc diễu binh, diễu hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn người. Ảnh: dambiev

Mặc dù chỉ là năm lẻ, thế nhưng ngạc nhiên là Quân đội Malaysia động viên lực lượng cực kỳ hùng hậu gồm con người và binh khí kỹ thuật biểu dương sức mạnh lực lượng vũ trang. Ảnh: Dambiev

Mặc dù chỉ là năm lẻ, thế nhưng ngạc nhiên là Quân đội Malaysia động viên lực lượng cực kỳ hùng hậu gồm con người và binh khí kỹ thuật biểu dương sức mạnh lực lượng vũ trang. Ảnh: Dambiev

Trong ảnh, các binh lính với đủ loại “quân phục” duyệt binh ở Kuala Lumpur. Ảnh: dambiev

Trong ảnh, các binh lính với đủ loại “quân phục” duyệt binh ở Kuala Lumpur. Ảnh: dambiev

Với quân số thường trực hơn 110.000 người, Quân đội Malaysia chỉ xếp mức trung bình về số lượng binh sĩ nhưng lại đứng hàng top khu vực về trang thiết bị quân sự. Quốc gia này hiện sở hữu cực kỳ đa dạng các loại súng pháo, xe tăng, tàu chiến, máy bay tới từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Dambiev

Với quân số thường trực hơn 110.000 người, Quân đội Malaysia chỉ xếp mức trung bình về số lượng binh sĩ nhưng lại đứng hàng top khu vực về trang thiết bị quân sự. Quốc gia này hiện sở hữu cực kỳ đa dạng các loại súng pháo, xe tăng, tàu chiến, máy bay tới từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Dambiev

Trong ảnh, tổ hợp tên lửa chống tăng ERYX (Pháp) gắn trên xe cơ giới Mercedes-Benz G-Class trang bị cho Quân đội Malaysia. Ảnh: dambiev

Trong ảnh, tổ hợp tên lửa chống tăng ERYX (Pháp) gắn trên xe cơ giới Mercedes-Benz G-Class trang bị cho Quân đội Malaysia. Ảnh: dambiev

Xe thiết giáp hạng nhẹ URO VAMTAC (Tây Ban Nha sản xuất) tích hợp tháp pháo RAPIDRanger - trên đó tích hợp khí tài ngắm bắn - chỉ thị mục tiêu và 4 tên lửa phòng không Starstreak (Anh sản xuất) có tầm bắn từ 0,3-7km. Ảnh: dambiev

Xe thiết giáp hạng nhẹ URO VAMTAC (Tây Ban Nha sản xuất) tích hợp tháp pháo RAPIDRanger - trên đó tích hợp khí tài ngắm bắn - chỉ thị mục tiêu và 4 tên lửa phòng không Starstreak (Anh sản xuất) có tầm bắn từ 0,3-7km. Ảnh: dambiev

 

 Pháo hạng nặng G5 155mm xe kéo (Nam Phi) và ngay phía sau là bệ phóng hệ thống pháo phản lực phóng loạt Astros II MLRS (Brazil). Ảnh: dambiev

Pháo hạng nặng G5 155mm xe kéo (Nam Phi) và ngay phía sau là bệ phóng hệ thống pháo phản lực phóng loạt Astros II MLRS (Brazil). Ảnh: dambiev

Xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Malaysia – PT-91M do Ba Lan sản xuất. Ảnh: Dambiev

Xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Malaysia – PT-91M do Ba Lan sản xuất. Ảnh: Dambiev

 Xe chiến đấu bộ binh ACV 300 Adnan do Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia hợp tác sản xuất. Ảnh: Dambiev

Xe chiến đấu bộ binh ACV 300 Adnan do Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia hợp tác sản xuất. Ảnh: Dambiev

Xe thiết giáp đa năng AV8 Gempita cũng do Malaysia hợp tác cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Ảnh: Dambiev

Xe thiết giáp đa năng AV8 Gempita cũng do Malaysia hợp tác cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Ảnh: Dambiev

Giá phóng tên lửa vác vai phòng không 9K38 Igla mà Malaysia mua của Nga khoảng 70 bộ. Ảnh: dambiev

Giá phóng tên lửa vác vai phòng không 9K38 Igla mà Malaysia mua của Nga khoảng 70 bộ. Ảnh: dambiev

 

Bệ phóng kiểu cá nhân tổ hơp tên lửa phòng không tầm thấp Starstreak mà Malaysia mua của Anh. Ảnh: Dambiev

Bệ phóng kiểu cá nhân tổ hơp tên lửa phòng không tầm thấp Starstreak mà Malaysia mua của Anh. Ảnh: Dambiev

 Không quân Malaysia huy động gần như toàn bộ trang bị hiện đại nhất tham gia cuộc tập trận. Trang bị chiến đấu cơ của Malaysia hết sức đa dạng, họ mua từ Nga, Mỹ, Anh. Ảnh: Dambiev

Không quân Malaysia huy động gần như toàn bộ trang bị hiện đại nhất tham gia cuộc tập trận. Trang bị chiến đấu cơ của Malaysia hết sức đa dạng, họ mua từ Nga, Mỹ, Anh. Ảnh: Dambiev

 Tiêm kích đa năng Su-30MKM (Nga sản xuất), Malaysia hiện có 18 chiếc. Ảnh: Dambiev

Tiêm kích đa năng Su-30MKM (Nga sản xuất), Malaysia hiện có 18 chiếc. Ảnh: Dambiev

Tiêm kích F/A-18D mua của Mỹ. Ảnh: Dambiev

Tiêm kích F/A-18D mua của Mỹ. Ảnh: Dambiev

Biên đội máy bay cường kích BAE HAWK 208 mua của Anh. Ảnh: Dambiev

Biên đội máy bay cường kích BAE HAWK 208 mua của Anh. Ảnh: Dambiev

 

Biên đội máy bay vận tải lớn nhất Malaysia A400M Atlats nhập khẩu từ Airbus. Ảnh: Dambiev

Biên đội máy bay vận tải lớn nhất Malaysia A400M Atlats nhập khẩu từ Airbus. Ảnh: Dambiev

 Trực thăng EC 725 mà Malaysia mua của Pháp cho nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn hàng hải. Ảnh: Dambiev

Trực thăng EC 725 mà Malaysia mua của Pháp cho nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn hàng hải. Ảnh: Dambiev

Đáng chú ý, Malaysia còn đem diễu các hệ thống tên lửa hàng không và tên lửa hải quân bằng xe tải. Trong ảnh, các quả đạn tên lửa chống hạm Kh-31A trang bị cho dòng Su-30MKM. Ảnh: Dambiev

Đáng chú ý, Malaysia còn đem diễu các hệ thống tên lửa hàng không và tên lửa hải quân bằng xe tải. Trong ảnh, các quả đạn tên lửa chống hạm Kh-31A trang bị cho dòng Su-30MKM. Ảnh: Dambiev

Tên lửa hành trình chống hạm MM40 Exocet (dưới) trang bị cho tàu mặt nước và SM39 Exocet (trên) trang bị cho tàu ngầm của Malaysia. Ảnh: Dambiev

Tên lửa hành trình chống hạm MM40 Exocet (dưới) trang bị cho tàu mặt nước và SM39 Exocet (trên) trang bị cho tàu ngầm của Malaysia. Ảnh: Dambiev

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm