Quốc tế

Chiến hạm Nga vắng bóng trong bảng xếp hạng của báo Mỹ

Tạp chí National Interest của Mỹ vừa liệt kê 5 tàu chiến có khả năng thay đổi lịch sử hải quân thế giới và toàn bộ đều là chiến hạm phương Tây.

Tàu ngầm của Mỹ diệt mọi chiến hạm cách 10km / Pháo phản lực đa nòng đáng sợ trên xuồng cao tốc Iran vừa áp sát chiến hạm Mỹ

Đứng đầu bảng xếp hạng của báo Mỹ là tàu HMS Dreadnought. Năm 1905, Hải quân Hoàng gia Anh hạ thủy HMS Dreadnought, tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị pháo hạm cỡ lớn. Dreadnought sở hữu thiết kế mang tính cách mạng, trở thành hình mẫu với lực lượng hải quân thế giới.

Với hệ thống điều khiển hỏa lực và động cơ đẩy tiên tiến, khi được biên chế, Dreadnought lập tức trở thành chiến hạm mạnh nhất thế giới, có tốc độ cao và trang bị vũ khí vượt trội hơn bất kỳ tàu chiến nào lúc đó.

Chien ham Nga vang bong trong bang xep hang cua bao My
Chiến hạm HMS Dreadnought.

Tiếp theo là tàu bọc sắt USS Monitor. Dù không phải là tàu bọc sắt đầu tiên trên thế giới nhưng con tàu chứa đựng nhiều ý tưởng đổi mới về công nghệ. Với một tháp pháo duy nhất bố trí trên chiếc tàu kim loại dài, Monitor trông rất khác biệt so với các tàu chiến thời đó.

Trong trận Hampton Roads-trận hải chiến thời Nội chiến Mỹ-diễn ra vào tháng 3/1862, Monitor đã chứng minh sức mạnh khi đối đầu với tàu CSS Virginia trong cuộc chiến đầu tiên giữa các tàu bọc sắt.

Dù bị chìm trong một cơn bão vài tháng sau đó nhưng Monitor đã tạo nền tảng cho sự phát triển của các tuần dương hạm bọc thép sau đó.

Những chiếc tàu tiếp theo được báo Mỹ xếp hạng lần lượt là HMS Furious của Hải quân Anh, tàu USS Nautilus của Hải quân Mỹ và tàu Napoleon của Hải quân Pháp. Tàu được hạ thủy năm 1852.

Được làm từ gỗ, Napoleon vẫn giữ thiết kế cánh buồm và những nét tương tự như những tàu chiến hoạt động trên biển thời điểm đó. Việc chế tạo tàu Napoleon được xem là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới.

 

Theo giới chuyên gia, nếu xét theo tiêu chí báo Mỹ đưa ra để xếp hạng 5 chiến hạm huyền thoại thế giới thì chiến hạm Rạng Đông của Hải quân xứng đáng được đứng ở vị trí đầu.

Chien ham Nga vang bong trong bang xep hang cua bao My
Chiến hạm Rạng Đông.

Ngày 24/5/1900 (ngày 11/5 theo lịch cũ Julius của Nga), chiến hạm Rạng Đông được hạ thủy lần đầu tiên dưới sự chứng kiến của Sa hoàng Nicholas II. Năm 1903, Rạng Đông được đưa vào sử dụng với lượng choán nước khi đó là 6.731 tấn; chiều dài 126,8m, chiều rộng 16,8m; vận tốc đạt 20 hải lý/h.

Mùa thu năm 1903, chiến hạm Rạng Đông được điều động đến vùng Viễn Đông để củng cố lực lượng cho Hải đội 2 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và đã tham gia cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).

Lúc 21h45 ngày 25/10/1917 (theo lịch cũ Julius của Nga), tức ngày 7/11 (theo lịch hiện đại), phát súng lệnh được bắn ra từ khẩu pháo trước mũi của tuần dương hạm Rạng Đông là hiệu lệnh cho cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông.

Tới 2h10, ngày 26/10/1917 (8/11), lực lượng công nhân vũ trang, chiến sĩ đồn trú tại Petrograd, các thủy thủ của Hạm đội Baltic đã chiếm được Cung điện Mùa Đông. Cũng ngay trong đêm 25/10/1917, Ðại hội các Xô viết toàn Nga lần thứ II khai mạc.

 

Ðại hội thông qua lời kêu gọi "Gửi công nhân, binh lính và nông dân" do V.I.Lênin dự thảo. Kể từ đó, ngày 25/10 (7/11) đã trở thành thời khắc lịch sử khiến cho chiến hạm Rạng Đông trở thành một biểu tượng của Cách mạng Tháng Mười Nga.

Bất chấp sức mạnh và thành tích tham chiến trong lịch sử của chiến hạm Rạng Đông, con tàu này không được báo Mỹ nhắc đến trong bảng xếp hạng của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm