Quốc tế

Chiến lược xuất khẩu vũ khí đang dần "hồi sinh" nền kinh tế Nga

Nga đang thực hiện một chiến lược xuất khẩu vũ khí hợp lý, hiện vũ khí của Nga đang dần chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi, điều này có tác dụng quan trọng trong việc hồi sinh nền kinh tế đầy khó khăn của nước này.

Ukraine giúp Iran âm thầm xuất khẩu vũ khí thách thức Mỹ? / Nga đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga đã chính thức công bố báo cáo về doanh thu xuất khẩu vũ khí Nga ra nước ngoài năm 2019, dữ liệu cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga năm 2019 đã vượt quá 15,2 tỉ USD. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexander Fomin cho biết, năm 2019, Nga tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trên thị trường vũ khí quốc tế và là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Một cuộc triển lãm quân sự của Nga. Nguồn: people.com.cn.

Thành tích xuất khẩu phù hợp với dự tính của Nga

Báo cáo cho thấy, năm 2019, Nga đã hợp tác xuất khẩu sản phẩm quân sự với hơn 50 quốc gia, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí tăng hơn 200 triêu USD so với năm 2018 (15 tỉ USD). Ông Fomin tin rằng, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và Moscow đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ ngành công nghiệp quân sự Mỹ, thì thành tích trên cũng đã là khá tốt, đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ Nga.

Xuất khẩu vũ khí đang dần trở thành một ngành công nghiệp trụ cột cho sự phát triển kinh tế của Nga và cải thiện sức mạnh quốc gia nói chung. Theo đánh giá, từ năm 2015 đến 2019, doanh thu xuất khẩu vũ khí của Nga đã đứng thứ hai trên thế giới, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Nguồn: people.com.cn.

Để đối phó với các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, Nga đã liên tục điều chỉnh chính sách xuất khẩu, trong đó đã sử dụng những vũ khí hiện đại và các trang thiết bị chủ chiến để làm điểm khởi đầu, mở rộng xuất khẩu sang nước ngoài, đồng thời coi đây như một cơ hội để để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu vũ khí quốc tế, gây dựng một loạt các thương hiệu sản phẩm của mình.

Trong số đó, vũ khí không chiến và hệ thống phòng không là những mặt hàng bán chạy nhất, với tỷ lệ chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu. Phía Nga tuyên bố rằng, nhiều quốc gia đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với máy bay chiến đấu Su-35S và hệ thống phòng không S-400. Trong tương lai, các hệ thống phòng không S-350 Warrior và S-500 cũng sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa.

 

Một số phương tiện truyền thông cho rằng, ngành xuất khẩu vũ khí của Nga đang quá phụ thuộc vào hai loại sản phẩm trên, điều này có thể tạo ra sự mất cân bằng trong ngành công nghiệp quân sự Nga. Giải thích về vấn đề này, ông Vladimir Mikhiev, người đứng đầu công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga cho biết, trong những năm gần đây, Mỹ và phương Tây khác đã đưa ra nhiều vòng trừng phạt đối với các ngành công nghiệp quân sự của Nga, hiện tượng nói trên là kết quả của việc điều chỉnh chiến lược xuất khẩu vũ khí của Nga. Trong tương lai, có rất nhiều cơ hội tăng trưởng cho ngành xuất khẩu vũ khí của Nga. Trong đó, xe tăng chiến đấu chủ lực Amata, tên lửa đạn đạo Iskander và tàu khu trục mới sẽ trở thành “hàng hot” trên thị trường vũ khí quốc tế.

Xe tăng của Nga được nhiều quốc gia nhập khẩu. Nguồn: people.com.cn.

Giữ chặt khách hàng quen và mở rộng khách hàng mới

Báo cáo cho thấy, năm 2019, Nga chủ yếu xuất khẩu vũ khí sang khu vực Trung Đông. Ngoài việc xuất khẩu các hệ thống phòng không Pantsir, S-300 sang Syria và Iran, Nga đã ký các văn kiện hợp tác với Ả Rập Saudi và Qatar, đồng thời cũng cùng với Ai Cập, Sudan, Mali, Burkina Faso và các nước khác ký kết hợp đồng xuất khẩu vũ khí, chủ yếu là hệ thống phòng không và các trang bị mặt đất. Theo đánh giá, các vũ khí do Nga chế tạo có hiệu quả chiến đấu cao, đáp ứng được nhu cầu về vũ khí và trang bị của các nước trên. Cùng với đó Nga cũng khéo léo sử dụng cơ hội trong “trò chơi” địa chính trị khu vực để đưa sản phẩm của mình trở thành lựa chọn hàng đầu.

Hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ là một trong những “thỏa thuận lớn” của ngành xuất khẩu vũ khí Nga trong năm 2019. Nga đã nắm bắt tốt cơ hội từ việc Ấn Độ tiến hành nâng cấp thiết bị trên không và trên biển với quy mô lớn. Hệ thống phòng không S-400 và máy bay cất cánh trên tàu sân bay là điểm đột phá, Nga đã cùng Ấn Độ ký hợp đồng trị giá 14 tỉ USD và Ấn Độ đã trả tiền trước để đẩy nhanh quá trình giao hàng. Hợp đồng này bao gồm 18 máy bay chiến đấu Su-30MKI, 20 máy bay chiến đấu MiG-29 bản nâng cấp, 450 xe tăng T-90, hơn 600.000 súng trường tấn công và 4 tàu khu trục thuộc dự án 11357.

Tàu khu trục thuộc dự án 11357 tại Nhà máy đóng tàu Yantar. Nguồn: people.com.cn.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng đã chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Ankara với trị giá 2,5 tỉ đô la Mỹ và hai bên cũng đã bắt đầu thảo luận về hợp tác trong các dự án phát triển máy bay chiến đấu. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cuối cùng Nga đã đạt được hợp tác với các nước NATO. Hoạt động hợp tác này cũng được coi là một bước đột phá lớn trong lĩnh vực ngoại giao của Nga.

 

Các quốc gia như Ai Cập, Iraq và Sudan là những người mới sử dụng vũ khí của Nga. Tổng thống Putin cho biết, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang các nước này không cao, nhưng nó sẽ giúp tăng cường quan hệ quốc phòng giữa các bên với nhau.

Đối với khu vực Đông Nam Á, Nga đã thông qua con đường “ngoại giao tàu chiến” và các biện pháp trình diễn vũ khí để xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị của mình, trong đó Việt Nam, Indonesia và Malaysia là các đối tác chủ yếu của Nga trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, tàu ngầm. Hiện, Philippines đang có xu hướng thờ ơ với Mỹ, đây là điều kiện thuận lợi để Nga tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí của mình.

Tàu ngầm hạt nhân K-433 dự án 667BDR “Kalmar” (Con mực) của Nga. Nguồn: people.com.cn.

Thực hiện chiến lược quảng bá “độc đáo” hỗ trợ xuất khẩu vũ khí

Truyền thông Nga cho rằng, các quan chức cấp cao trong Quân đội và Chính phủ Nga đã nhiều lần tự mình “chào hàng” vũ khí, đây cũng là nguyên nhân quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga. Tại Triển lãm hàng không Moscow lần thứ 14, Tổng thống Putin đã mời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thăm buồng lái Su-57, điều này đã làm Nga đạt được một số hợp tác.

Trong thời gian hợp tác với Ai Cập, ông Putin cũng đã cùng với nhà lãnh đạo hàng đầu của Ai Cập tổ chức một chuyến “tham quan” nhà máy quân sự để tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu cũng đã nhiều lần tự mình giới thiệu về vũ khí Nga tại các diễn đàn, hội nghị ở Đông Nam Á và Trung Đông.

 

Ngoài ra, các triển lãm thương mại quốc tế lớn cũng trở thành một nền tảng quan trọng để Nga quảng bá vũ khí và thiết bị của riêng mình. Trong Diễn đàn công nghệ quân sự quốc tế “Military-2019” vào tháng 6/2019, Nga đã thiết lập một phòng triển lãm với diện tích hơn 300.000 m2 để trưng bày các hệ thống phòng không S-400, máy bay chiến đấu Su-35, xe bọc thép BMD-4M, máy bay chiến đấu Mi-28 và máy bay không người lái (UAV) Orlan. Các loại trang thiết bị chiến thuật này đã thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng quốc tế với giá cả hợp lý và thỏa thuận chuyển giao công nghệ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm