Quốc tế

Chiến thuật tấn công giúp Su-57 xuyên thủng phòng thủ đối phương

Với việc mang theo số lượng lớn UAV cỡ nhỏ trong khoang, tiêm kích tàng hình Su-57 có thể dễ dàng xuyên thủng phòng thủ đối phương trước khi tấn công.

Trung Quốc tự nghĩ rằng J-16 vượt trội Su-30? / Chuyên gia Nga: Su-57 đã 'bịt mắt' radar Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Hãng RIA dẫn nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 của Nga sẽ được hoàn thiện để điều khiển của một nhóm máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ cho nhiều mục đích khác nhau.

Một giá đỡ đang được chế tạo để tiến hành thử nghiệm trên mặt đất đối với hệ thống tương tác của UAV với máy bay chiến đấu và giữa các UAV với nhau trong thời gian thực bằng cách sử dụng hệ thống mô phỏng bán tự nhiên.

Chien thuat tan cong giup Su-57 xuyen thung phong thu doi phuong
Tiêm kích Su-57 Nga.

Theo nguồn tin này, một chiếc Su-57 có thể chứa bên trong khoang máy bay hơn 10 UAV trinh sát và tấn công, cũng như hệ thống tác chiến điện tử.

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết: "Các thiết bị trong phạm vi hoạt động theo nhóm thông qua các kênh liên lạc an toàn sẽ tương tác với tổ hợp điều khiển trên máy bay tiêm kích mang theo UAV và giữa các UAV với nhau".

Khi làm nhiệm vụ, Su-57 sẽ thả một số UAV. Những UAV này sẽ gây nhiễu hệ thống radar, giống như mồi nhử khiến các kênh thông tin của đối phương bị quá tải, và tấn công trực tiếp vào hệ thống phòng không như một loại vũ khí hàng không có độ chính xác cao.

"Với chiến thuật tấn công mới, tiêm kích tàng hình Nga có thêm lựa chọn khi muốn chọc thủng hàng phòng thủ đối phương trước khi thực hiện tấn công vào những vị trí khác", nguồn tin cho biết.

Đồng thời với việc được trang bị loạt UAV cỡ nhỏ, theo ông Boris Obnosov, Tổng giám đốc Tập đoàn tên lửa chiến thuật (KTRV) Nga, Su-57 đang thử nghiệm tên lửa mới trong thân giúp đối phó với nhiều loại mục tiêu. Loại tên lửa mới được định danh là RVV-BD.

 

"Các doanh nghiệp của KTRV đã hoàn thành phát triển và bắt đầu thử nghiệm hệ thống vũ khí chính xác được trang bị trên Su-57. Vũ khí này sẽ được trang bị trong tương lai gần", ông Boris Obnosov nói.

Đã gần 40 năm qua R-33 chỉ được sử dụng duy nhất trên máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, biến thể mới của nó, được đặt tên là RVV-BD sẽ được sử dụng trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào, đặc biệt là tiêm kích tàng hình Su-57.

Tầm bắn của RVV-BD lên tới 200 km và có thể khai hỏa hỏa ở độ cao rất lớn so với nguyên mẫu vốn có phạm vi hoạt động là 120 km. Cùng với các tên lửa mới được giới thiệu trước đó, hãng GosMKB Vympel thuộc KTRV đã đổi mới cả dòng sản phẩm vũ khí có điều khiển dùng cho tiêm kích Su-57 khi không chiến, từ đánh cận chiến cơ động cho đến đánh tầm xa ngoài tầm nhìn.

RVV-BD cho phép Su-57 tấn công các mục tiêu bay quan trọng, kể cả máy bay tàng hình và mục tiêu siêu thanh mà không phải bay vào khu vực sát thương của phòng không đối phương, cũng như có lợi thế trong các tình huống không chiến.

Để có được tầm hoạt động lên tới 200km, tên lửa RVV-BD được thiết kế với động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp quán tính trong giai đoạn đầu và sử dụng radar bán chủ động với góc quét ± 60 độ, có khả năng chống nhiễu tốt để tấn công mục tiêu trong giai đoạn cuối.

Theo nhà sản xuất, một khi dùng tên lửa RVV-BD, không cần đến chiến đấu cơ Su-57, những máy bay thế hệ 4++ của Nga cũng có thể dễ dàng bắn hạ mục tiêu kiểu như SR-71 Blackbird hay phiên bản mới SR-72 Mỹ đang phát triển.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm