Quốc tế

Chưa cần F-35C, F/A-18 nâng cấp của Mỹ vẫn khiến Nga - Trung Quốc "lạnh gáy"

DNVN - Thay vì dồn toàn bộ nguồn lực cho việc sản xuất tiêm kích hạm tàng hình thế hệ 5 F-35C, Không quân Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục tin dùng bản nâng cấp của F/A-18 Super Hornet.

Mỹ tin Nga không dám đối đầu xe tăng Abrams hiện đại hóa / Sự vắng mặt khó hiểu của xe tăng T-80BVM trong Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng

Theo thông báo mới nhất từ Boeing, tập đoàn này đã hoàn thành quá trình phát triển phiên bản tiêm kích hạm F/A-18 Block III Super Hornet để bổ sung cho khả năng tác chiến trên không hiện tại và tương lai của Hải quân Hoa Kỳ cũng như đồng minh.

Thông tin trên được đưa ra tại Triển lãm Hàng không Đại dương tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Gaylord, National Harbor. Kèm theo đó là lời cam kết từ nhà sản xuất rằng, chiếc chiến đấu cơ hiện đại hóa đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2020.

Cụ thể: Một phiên bản nâng cấp của máy bay tấn công và chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Hải quân Mỹ hiện đã vượt qua các bài thử nghiệm liên quan tới thùng nhiên liệu hòa nhập khí động thế hệ tiếp theo. Biến thể này sẽ được tích hợp buồng lái kính mới cũng như khí tài tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tinh vi.

Những cải tiến của F/A-18 Block III Super Hornet bao gồm lắp đặt hệ thống ống dẫn và giá treo cho thùng nhiên liệu bổ sung. Đề xuất này được đưa ra vào tháng 2/2018 dựa trên cấu hình nâng cấp dành cho các dòng tiêm kích F-15 và F-16.

Bên cạnh đó là việc nâng cấp hệ thống cáp quang để hỗ trợ các cảm biến và vũ khí thế hệ mới cùng một loạt thiết bị điện tử hàng không được xây dựng trên công nghệ mạng tác chiến với tốc độ xử lý cực cao. Máy bay sẽ có tầm hoạt động tăng cao trong khi tiết giảm đáng kể diện tích phản xạ radar, mang lại khả năng tác chiến vượt trội.

Tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet vẫn sẽ là xương sống của Không quân Hải quân Mỹ

Tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet vẫn sẽ là xương sống của Không quân Hải quân Mỹ

Theo ông Mark Sears - Giám đốc chương trình SLM của Boeing thì trọng tâm ban đầu của chương trình nâng cấp F/A-18 nhắm đến việc kéo dài tuổi thọ của máy bay từ 6.000 lên đến 9.000 giờ bay.

Ngoài ra dự án SLM sẽ được mở rộng, ngoài chế tạo mới sẽ bao gồm chuyển đổi các tiêm kích F/A-18 cũ từ Block II sang Block III, các hệ thống trên máy bay sẽ được tinh chỉnh và thiết lập lại nhằm tạo ra một chiến đấu cơ dễ bảo trì với tuổi thọ kéo dài và nhiều tính năng hơn.

Mỗi chiếc phản lực này sẽ bay thêm 10 đến 15 năm nữa, vì vậy việc biến chúng thành máy bay thế hệ tiếp theo là rất quan trọng. Sau nâng cấp, phiên bản F/A-18 Super Hornet Block III có thể được coi là tiêm kích thế hệ 4,5.

Phiên bản nâng cấp cao nhất của dòng tiêm kích hạm F/A-18 mang tên Advance Super Hornet

Phiên bản nâng cấp cao nhất của dòng tiêm kích hạm F/A-18 mang tên Advance Super Hornet

 

Boeing sẽ bắt đầu quá trình chuyển đổi F/A-18 Block II hiện tại sang Block III vào đầu thập niên 2020 khi họ đã được hợp đồng vào tháng 3/2019 cho 78 chiếc F/A-18 Block III Super Hornets, tập đoàn này sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội tiêm kích hạm của Hải quân Hoa Kỳ.

Ngoài dự án SLM còn có báo cáo cho rằng Bộ Quốc phòng đang yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ chi 2 tỷ USD trong ngân sách tài khóa 2020 cho 24 máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet, bên cạnh đó còn có tùy chọn cho phiên bản tàng hình hóa Advance Super Hornet trong tương lai.

Việc Hải quân Mỹ tiếp tục sử dụng F/A-18 thay vì ngay lập tức tập trung vào tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35C được giải thích là do chưa thực sự cần thiết, khi hiện nay ưu thế của họ trước các đối thủ lớn bao gồm Nga hay Trung Quốc vẫn vượt trội.

Lầu Năm Góc cho rằng chỉ cần tiêm kích F/A-18 là đủ để các biên đội tàu sân bay nước này thống trị đại dương thêm ít nhất 10 năm nữa, đặc biệt khi các đại kình địch gần như dậm chân tại chỗ trong việc phát triển máy bay chiến đấu cho hàng không mẫu hạm.

 

Vũ khí - khí tài

Phong Vũ (Theo Defence Blog)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm