Mỹ tin Nga không dám đối đầu xe tăng Abrams hiện đại hóa
Mỹ thừa nhận F-35 không thể thực hiện động tác bay"rắn hổ mang" / Mỹ thử nghiệm thành công siêu đạn pháo dẫn đường
Mỹ tự tin cho rằng, sự hiện diện của các quân nhân cùng xe tăng sẽ giúp tăng cường khả năng răn đe của Quân đội Mỹ tại Châu Âu, cũng như Bộ Tư lệnh Châu Âu của họ. Mục đích của những đợt triển khai quân này nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng tiềm tàng và hỗ trợ bảo vệ đồng minh cùng với đối tác trong cộng đồng châu Âu.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, nguy cơ lớn nhất hiện nay của Quân đội Mỹ tại cả châu Âu lẫn châu Á - Thái Bình Dương chính là chiến lược Chống tiếp cận/Phong tỏa khu vực (A2/AD) cũng như các công nghệ tác chiến phục vụ cho việc triển khai chiến lược này.
Giám đốc phụ trách mua sắm của Quân đội Mỹ, ông Bruce Jette mới đây đã cho biết "Nếu bạn nhìn vào Đông Âu, người Nga không muốn một cuộc chiến trực diện với xe tăng M1 Abrams. Vì vậy họ đã triển khai một lượng lớn tên lửa, pháo, súng cối và hệ thống phòng không vào địa điểm nhằm bảo vệ những tài sản của mình".
"Hỏa lực chính xác tầm xa đã trở thành ưu tiên hiện đại hóa hàng đầu của Quân đội Mỹ, nhằm đưa ra được biện pháp bảo vệ hiệu quả cho lực lượng của mình cũng như đồng minh": ông Jette nói thêm trong cuộc thảo luận với các nhà lập pháp vào hôm qua ngày 8/5.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được Quân đội Mỹ triển khai tại châu Âu
Trước đó hãng tin CNBC cho biết, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang yêu cầu Quốc hội nước này chi ra số tiền lên tới 718 tỷ USD cho ngân sách tài khóa 2020, trong đó 14,6 tỷ USD cho các hệ thống chiến đấu mặt đất.
Được biết đề nghị của trên bao gồm tổng cộng 6.402 xe chiến đấu chiến thuật cho bộ binh với đơn giá 7,2 tỷ USD. Ngoài ra báo cáo của CNBC cũng cho hay, Lầu Năm Góc còn yêu cầu ngân sách chi ra tới 2,2 tỷ USD cho 165 xe tăng Abrams nâng cấp.
"Trong 3 năm tới, chúng tôi sẽ đầu tư 6 tỷ USD để nâng cấp và sửa đổi những chiếc xe tăng này", Tổng thống Donald Trump phát biểu trong chuyến thăm ngày 20/3 tới Trung tâm sản xuất hệ thống kết hợp có trụ sở tại Lima, bang Ohio.
"Với sự giúp sức của mọi người trong căn phòng này, chúng ta đang mang đến cho những người lính chiếc xe tăng hiệu quả, tin cậy và đáng sợ nhất trong lịch sử quân sự thế giới", ông Trump nói thêm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEPv3 đang được nâng cấp tại Nhà máy Lima
Sự tự tin của giới chức quân sự Mỹ là khá dễ hiểu khi gần đây các quốc gia NATO đang đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng sau hàng thập kỷ lãng quên do dựa hẳn vào chiếc ô bảo trợ của Mỹ, điều này sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp rất lớn.
Mặc dù Nga cũng đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nhưng do kinh tế chưa khởi sắc mà ngân sách quốc phòng đang trên đà sụt giảm, trái ngược với NATO, trong khi cán cân quân sự từ trước tới nay vẫn nghiêng hẳn về phía đối địch.
Do vậy, một cuộc chiến trực diện giữa Nga và NATO hay nói khác đi là giữa những xe tăng T-72B3, T-90M Proryv-3, T-14 Armata với M1A2 SEPv3 là điều mà giới lãnh đạo Nga luôn cố gắng tránh để xảy ra bằng mọi cách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo